3 tiêu chí của một content idea thực sự chất lượng
Idea chất lượng giúp bạn tiết kiệm 90% thời gian sản xuất nội dung.
Trong cuộc thăm dò ý kiến gần đây của mình trên group Vũ Trụ Creator, phần đông mọi người đều gặp khó khăn ở khâu tìm kiếm và chọn lọc ý tưởng. Cá nhân mình thấy vấn đề này không phải là mới, nhưng vẫn luôn là chủ đề được bàn đi bàn lại trong các group về viết lách, sáng tạo nội dung hay những trang web về Marketing nói chung. Bởi, một nội dung với idea tốt cũng như một cái cây có rễ đủ chắc. Cái cây ấy, dù có trải qua bao nhiêu giông bão, cũng khó mà bị quật ngã cho được.
Vậy nên, trong bài viết này, mình sẽ cùng bạn phân tích chi tiết từng tiêu chí của một content idea thực sự chất lượng. Bên cạnh đó là những đúc kết của riêng mình, một content creator đi lên từ viết lách chuyên nghiệp. Cùng mình tìm hiểu ngay nhé.
Suốt 2 năm viết lách chuyên nghiệp, mình nhận ra, một content idea đủ tốt sẽ đáp ứng được cả 3 tiêu chí. Hoặc tối thiểu là một trong 3 tiêu chí sau đây:
1. Audience’s Need
Tiêu chí đầu tiên, cũng là tiêu chí quan trọng nhất, đó là: Vấn đề hoặc mối quan tâm của khán giả mục tiêu (Target Audience). Tức là, bản thân content idea ấy phải là những vấn đề khán giả mục tiêu của bạn quan tâm.
Bởi, đơn giản là, có người sáng tạo thì cũng phải có người tiêu thụ. Nếu không, mọi công sức creator bỏ ra sẽ không nhận lại được kết quả tương xứng. Trừ khi, bạn chỉ sáng tạo nội dung cho mỗi một mình bạn đọc, xem hoặc nghe.
Đọc thêm: Chiến lược Content tạo chuyển đổi
Mình từng bắt gặp nhiều trường hợp, content idea chẳng mấy liên quan tới mối bận tâm của Target Audience. Có hai nguyên nhân chủ yếu mình nhận ra:
Bạn quá mơ hồ về Target Audience: Xác định được Target Audience của mình càng cụ thể, creator càng đỡ chật vật hơn trong quá trình tìm kiếm và chọn lọc idea. Cũng giống như bạn biết chính xác cái người mình sẽ đối diện trong buổi phỏng vấn xin việc (tuổi tác, chức vụ, tính cách, phong cách, mong muốn,...), quá trình chuẩn bị sẽ tốt hơn rất nhiều. Và vì thế, kết quả đầu ra thường sẽ là điều bạn tự dự đoán được. Ngược lại, nếu bạn quá mơ hồ về Target Audience, bạn rất dễ tìm kiếm những idea chung chung, cái mà dành cho tất cả mọi người, chứ không phải cho “nhóm người" cụ thể vốn dĩ bạn cần tiếp cận.
Bạn quá mơ hồ về vấn đề/nỗi đau (Pain Point) của Target Audience: Giống như bạn đi ứng tuyển công việc vậy. Có rất nhiều công ty yêu cầu đọc kỹ mô tả công việc là vì thế. Nếu bạn chứng minh được mình có thể đóng góp gì đó để giải quyết vấn đề của công việc ấy, bạn sẽ nắm chắc trong tay 50% cơ hội. Còn nếu không, bạn vẫn sẽ giống như 99% những người ứng tuyển còn lại.
Chương trình thành viên trả phí, giúp bạn tháo gỡ hạn chế về tư duy và cung cấp những hướng dẫn chi tiết để trở thành Content Creator thành công.
2. Creator’s Interest
Tiêu chí thứ hai, cũng quan trọng không kém, đó là: chuyên môn, sở thích, mối bận tâm của người viết/người sáng tạo nội dung.
Nếu như chỉ làm những vị trí như Content Writer hay Content Maketer, đôi khi, bạn không có quyền lựa chọn những idea nào mình sẽ triển khai cho phù hợp với định hướng phát triển, hay còn gọi là ngách của mình. Bởi, về cơ bản, bạn đang làm content cho doanh nghiệp, chứ không phải mỗi cá nhân bạn. Vì vậy, hầu như bạn sẽ tập trung bám sát vào vấn đề của Target Audience của doanh nghiệp bạn đang làm nhiều hơn.
Thế nhưng, khi sáng tạo nội dung độc lập, bạn cần, nếu không muốn nói là phải, bám sát cả những định hướng cá nhân mình đặt ra ngay từ đầu. Ví dụ như bạn định hướng mình sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cá nhân, thì những content idea nào sẽ giúp bạn dần định hình mình là chuyên gia trong ngách nội dung đó.
Chứ không phải là, bạn làm content cho lĩnh vực tài chính cá nhân nhưng nổi hứng lấy idea về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Thực sự, hai chủ đề đó hoàn toàn khác nhau. Và cách tiếp cận của bạn cũng sẽ khác.
Có thể trong quá trình tìm kiếm, bạn sẽ bắt gặp những idea rất hay nhưng cũng lại vô cùng mới mẻ, hoặc hơi “quá sức" với cấp độ chuyên môn của bạn ở hiện tại. Nhưng một khi đã đúng mối bận tâm của Target Audience và định hướng bạn đặt ra, hãy cứ mạnh dạn lăn xả mà tìm hiểu, nghiên cứu thông tin và chắt lọc trải nghiệm để sáng tạo nội dung về chủ đề đó.
Nhân đây, có một câu nói mình khá thích là: “Đừng đợi mình sẵn sàng rồi mới bắt đầu, mà bắt đầu rồi mới sẵn sàng được".
Pro tip: Nếu như một lúc nào đó, bạn thực sự chưa xác định ra vấn đề của người đọc nằm ở đâu, hãy tập trung vào vấn đề của bạn. Những vấn đề nào bạn đã thực sự từng trải qua và đã vượt qua được, và thực lòng muốn chia sẻ lại cho người khác. Đó cũng là giá trị “thực tế" và “có tính thuyết phục" ở bạn và nội dung của bạn.
3. Evergreen Idea
Evergreen idea là những idea “mãi xanh”. Tức là, những idea này sẽ có giá trị sử dụng về lâu về dài, có thể là tính bằng năm, hoặc mấy thế kỷ (như những cuốn sách kinh điển của các triết gia chẳng hạn).
Tại sao những idea này lại chất lượng?
Giúp bạn tối ưu hoá quy trình sản xuất nội dung về sau: Mình nhận thấy điều này rất rõ khi làm content cho thương hiệu cá nhân Dear Introvert của mình và trợ lý nội dung cho các thương hiệu cá nhân khác như Cosmic Writer hay A Crazy Mind. Có những nội dung đã đăng tải cách đây 1 năm rồi, nhưng khi repost lại, nó vẫn đem lại hiệu quả tương đương, thậm chí còn hơn. Bởi vì, những idea ấy không phải bắt trend hay mang tính thời điểm, mà về những chủ đề phù hợp với mọi giai đoạn.
Kéo dài tuổi thọ của một idea: Tức là, khi một idea được bạn “nặn ra”, idea ấy sẽ có thể “mổ xẻ” ra làm nhiều idea liên quan khác, tạo thành một mắt xích những idea liên quan đến nhau. Như vậy, khi người đọc nhìn vào, họ sẽ dễ dàng nắm bắt và cảm thấy có tính liên kết chặt chẽ của các nội dung trên kênh.
Mình lấy ví dụ kênh Youtube The Dan Lok, ông ấy đã lập hẳn một album về Copywriting. Từ một chủ đề rộng đó, ông ấy đã chẻ nhỏ ra làm nhiều nội dung cụ thể liên quan. Ví dụ:
Những video này hầu như được đăng tải từ khoảng 3-4 năm trước. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, nó vẫn hữu ích và được xem lại nhiều. Cụ thể là mình đã xem đi xem lại video của Dan Lok để học hỏi về kỹ năng chuyên môn này. Và tất nhiên, mình vẫn phải gật gù công nhận video “rất đỉnh”, và rất đúng với hầu như mọi thời điểm.
Note: Có thể đâu đó bạn sẽ thắc mắc “Vậy còn những content creator chuyên về dạng Short-form content trên Instagram hoặc Tiktok thì sao? Họ cũng sản xuất những content idea bắt trends, vẫn nhận được những tương tác tích cực, thậm chí những reviewer còn kiếm được rất nhiều hoa hồng từ những video review như thế? Vậy thì, evergreen liệu còn có “sức nặng” trong thời đại này?
Câu trả lời là: Hoàn toàn có. Nếu như chỉ sản xuất hàng loạt content theo ngày, theo xu thế như vậy, tất nhiên, hiệu quả trước mắt sẽ hiển hiện rõ qua các con số (như lượt like, share, comment…). Thế nhưng, liệu bạn có dám chắc những creator đó dư sức đến mức có thể chạy theo trends trong vài năm liên tục hay không? Và liệu, thương hiệu cá nhân của creator đó có “rõ nét” và bền vững được theo sự thay đổi “chóng mặt” của thời gian hay không? Câu trả lời, chắc bạn cũng đã có riêng cho mình rồi. Mình sẽ dừng tại đây để bạn có cơ hội suy ngẫm và soi chiếu nhiều hơn.
Lời kết
Một idea chất lượng cũng giống như một cái cây có bộ rễ vững chắc. Một khi đã đủ vững chắc rồi, có giông tố thế nào, cái cây ấy vẫn không dễ gì bị quật ngã. Bởi vậy, trước khi bắt tay vào viết hay sản xuất bất cứ nội dung nào, hãy tự soi chiếu lại coi idea bạn định triển khai ấy có xứng đáng để bạn bỏ thời gian và công sức ra hay không, đặc biệt là những bạn hay làm dạng long-form content.
Dành ít nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị nguyên liệu, quá trình chế biến về sau sẽ bớt cực hơn rất nhiều.
Bạn đang đọc bản tin The Next Creator - một thư viện tri thức dành cho content creator, bởi content creator.
Chúng mình sẽ cùng bạn đi xa hơn trên hành trình này, giúp bạn phát triển được tầm ảnh hưởng, có được sự tự do và sống tốt với đam mê làm sáng tạo.
Bạn đã sẵn sàng đồng hành cùng The Next Creator chưa?
Nếu muốn truy cập vào những nội dung độc quyền của The Next Creator, bạn có thể trở thành Premium Member.
Nếu muốn kết nối với The Next Creator ở những nền tảng khác, bạn có thể theo dõi chúng mình tại đây.
Nếu bạn muốn kết nối và học hỏi với các content creator "đồng môn", bạn có thể tham gia cộng đồng sáng tạo này.
Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm!