Chiến lược Content tạo chuyển đổi
Để Content thực sự chuyển đổi được, bạn cần phải có chiến lược nhất quán
Mình gợi ý bạn áp dụng phễu Marketing (Marketing Funel). Phễu này thường được sử dụng trong hầu hết các quá trình truyền thông, tiếp thị của một bộ phận Marketing. Có thể bạn đang nghĩ, làm content creator thì sao lại cần phải biết và áp dụng cái phễu này làm gì cơ chứ? Vậy thì đọc tiếp nhé, mình sẽ giải thích chi tiết.
Phễu Marketing, với 4 giai đoạn trong chuỗi hành trình khách hàng (với creator là hành trình của Target Audience), sẽ giúp bạn dễ dàng phân hoá content idea của mình, đảm bảo idea ấy không bị tập trung ở một cột mốc nhiều quá. Bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng vào quá trình truyền thông sản phẩm/dịch vụ sau này của mình (nếu có). Như vậy, quá trình sáng tạo nội dung của bạn sẽ có tính chiến lược hơn rất nhiều.
Cụ thể, nếu áp dụng vào quá trình sáng tạo nội dung, bạn sẽ thấy rõ:
Ở đầu phễu (awareness & consideration)
Chủ đề rất rộng, tập trung vào thu hút sự chú ý và khiến khán giả (mục tiêu) nhớ đến mình. Bởi, bạn phải để cho họ ấn tượng trước đã, rồi mới mong họ sẽ ủng hộ tiếp những nội dung, hoặc hơn nữa là những sản phẩm/dịch vụ cua mình sau này. Một khi họ không biết bạn là ai, cũng chẳng hiểu bạn đang cung cấp thông tin có lợi gì cho mình, họ sẽ cực kỳ do dự có nên tin tưởng bạn vào các lần tiếp theo hay không.
Đặc biệt, ở giai đoạn awareness, bạn cũng chưa cần quá băn khoăn về Target Audience. Bởi, giai đoạn này là lúc bạn thu hút sự chú ý và mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như độ phủ. Vì vậy, tiếp cận được càng nhiều người thuộc nhóm khán giả mục tiêu càng tốt.
Càng những giai đoạn về sau (conversion & loyalty)
Chủ đề sẽ càng cụ thể dần, tương ứng với độ thu hẹp của phễu. Ở giai đoạn này, bạn đã thành công trong việc gây sự chú ý và khiến họ có niềm tin nhất định rồi. Phần còn lại nằm ở việc bạn có duy trì được lòng tin ấy và khiến nó càng lớn mạnh hơn hay không.
Giai đoạn này, bạn cũng đã xác định được đâu là Target Audience mình sẽ tập trung vào. Bởi, đến đây, content bạn tạo ra sẽ có độ phân hoá rất rõ nét. Những người theo dõi bạn những ngày đầu, có thể sẽ không còn theo dõi và tương tác với bạn nhiều như trước nữa. Nhưng đây lại là tin vui, vì bạn sẽ nhận thấy giá trị của những người còn ở lại và tương tác với nội dung bạn chia sẻ. Đó mới chính là nhóm đối tượng lý tưởng (Ideal Target Audience) của bạn. Họ rất có thể sẽ là người ủng hộ nhiệt tình nếu như bạn có ra sản phầm/dịch vụ, hay chỉ đơn giản là phát triển dự án/kênh mới.
Sau đây là bảng gợi ý của mình, để bạn có thể phân bổ tuyến nội dung sao cho phù hợp nhất. Từ đây, bạn có thể tự tạo bảng riêng cho phù hợp với định hướng nội dung của mình.
Bạn có thể xem chi tiết bảng hơn ở file này: link
Để minh hoạ trực quan hơn nữa, mình sẽ lấy ví dụ từ chính bản thân mình
Trước khi quyết định nghiêm túc bắt tay vào sáng tạo nội dung và định hình mình dưới cương vị một chuyên gia thực sự, mình đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, phân tích và cảm nhận. Và cuối cùng, mình đưa ra kết luận ban đầu: Mình muốn được khán giả mục tiêu (cụ thể là những content creator, bao gồm cả soloprenuer và freelancer đang muốn chuyển hướng sang sáng tạo độc lập) biết đến mình dưới vai trò là chuyên gia về content writing & stategist.
Và tất nhiên, khi đã xác định được khá rõ ràng vậy rồi, thì đây là chiến lược Content mình hoạch địch ra cho riêng mình: