Mình đã làm gì khi lần đầu tiên có một video viral trên Instagram?
Một nội dung viral có phải là tất cả?
Nếu bạn hỏi mình một trong những trải nghiệm đáng nhớ sau 1 năm sáng tạo nội dung trên Instagram là gì? Có lẽ câu trả lời đầu tiên chính là “Mình có nội dung được viral”. Và mình tin rằng, đây cũng là điều mà rất nhiều người làm sáng tạo đều mong muốn khi đăng tải bất kỳ nội dung nào lên nền tảng.
Thế nhưng, một nội dung viral liệu có phải là tất cả với content creator hay không? Trong bài viết này, mình sẽ “flex” về trải nghiệm lần đầu tiên có video viral và những điều mình đã làm sau khi số người dùng tiếp cận nội dung “nhảy vọt” trên bảng thống kê.
I. “Mình có video lên xu hướng chỉ chưa đầy ba tháng”
Mình nghĩ rằng việc có video lên xu hướng sau chưa đầy ba tháng không phải một con số quá ấn tượng. Thế nhưng, với xuất phát điểm là một người tự mày mò, tự học và tự làm, thì mình cũng rất tự hào về nó. Mình bắt đầu kênh @chounsomethings vào tháng 8/2022. Và bạn biết điều sẽ xảy ra trong những tuần đầu tiên của kênh mới, đó chính là chuỗi ngày flop.
Những video đầu tiên mình đăng tải chỉ có chưa tới 100 lượt xem. Sau khi mình tìm hiểu lý do và thử các cách khác nhau, lượt xem có tăng lên một chút và dừng lại ở một mốc nhất định - Khoảng 1000 lượt xem sau 4 đến 5 ngày. Mặc dù trong khoảng thời gian đó, hàng tuần mình vẫn lên kế hoạch nội dung đều đặn, đăng bài hàng ngày, nhưng không thể phủ nhận là nhiều lúc mình cảm thấy muốn dừng lại. Cho đến một ngày như mọi ngày, 8 giờ tối, mình đăng một video và thấy thông báo nhảy liên tục. Lật đật vào xem có gì, ô mai ca, video đăng 30 phút trước đã đạt 1000 lượt xem, rồi cứ mỗi 15 phút lại tăng thêm 1000 lượt xem nữa. Và đó là lúc mình tự hỏi “Đây là cảm giác viral mà mọi người thường nói đến đúng không?”
II. Mình làm gì sau khi video viral trên Instagram?
Nếu bạn tò mò về chiếc reels mình nhắc đến, bạn có thể xem nó ở đây. Sau khi video viral, mình đã nhận được rất nhiều comment từ những người mình không quen biết trước đây khi vô tình lướt qua reels của mình. Mình cũng nhận được rất nhiều thông báo khi có người chia sẻ reels lên story. Và đặc biệt, một vài người bạn của mình cũng chia sẻ nó. Thành thật mà nói, cảm giác hạnh phúc khi video viral trên Instagram chỉ kéo dài trong khoảng một ngày sau đó. Đừng hiểu nhầm nhé, mình rất vui khi nội dung được nhiều người biết đến, nhưng mình không có thói quen “ngủ quên trên chiến thắng”. Và đó là lý do, mình bắt tay vào làm nhưng điều sau:
Phân tích lý do nội dung viral: Mình có chia sẻ trong một bài viết được đăng trên Instagram của The Next Creator gần đây về Lý do Content Creator nên thường xuyên đặt câu hỏi. Sau khi video viral, mình đã cố gắng tìm ra lý do nó được đề xuất. Và mình đã liệt kê ra 3 điều CÓ THỂ là lý do chính:
Nội dung thực sự có giá trị với người xem: Đây là lý do mình nghĩ đến đầu tiên. Vì nếu một nội dung không có giá trị, chắc chắn người xem sẽ không chia sẻ hay không tiếc một vài phút để lại một comment. Ngoài ra mình cũng đánh giá điều đó qua số lượt người lưu lại reels của mình. Nội dung của bạn có thể mang lại giá trị về tri thức, hoặc giá trị giải trí, nhưng nó cần phải “chạm” đến người xem.
Định dạng nội dung phù hợp với nền tảng: Nếu như Tiktok là nơi chỉ đăng tải các content dạng short-form video thì Instagram có thêm dạng ảnh slide. Mình đã thử đăng tải cả hai định dạng này trên kênh của mình. Sau đó mình đánh giá rằng reels được viral vì định dạng này dễ dàng tiếp cận được nhiều người dùng trên Instagram.
Thuật toán, hashtag, sounds,…: và rất nhiều thứ khác có thể là lý do. Mình đã dành thời gian tìm hiểu nền tảng và thử để kiểm chứng trước đó.
Nhìn chung, có rất nhiều lý do khi một nội dung viral trên nền tảng. Và việc của content creator chính là đánh giá lại những gì mình đã làm.
Lên kế hoạch thử những nội dung tương tự hoặc gần tương tự: Mình gọi việc làm như một cách tranh thủ sự ưu ái của nền tảng. Nói một cách đơn giản, sau khi tìm ra giá trị mà người xem muốn nhận được từ video trước, mình đã thử làm những nội dung khác cùng chủ đề hoặc gần chủ đề. Tất nhiên, bạn không thể đăng những thứ giống hệt nhau. Những video sau đó của mình cũng nhận được nhiều lượt xem hơn hẳn so với giai đoạn trước. Ngoài ra, những video cũ cũng tiếp cận được nhiều người xem hơn khi họ biết đến reels viral và xem thử trang Instagram của mình.
Việc đăng tải các nội dung với tần suất liên tục trên một kênh mới là điều rất cần thiết. Và khi có một video viral, content creator càng không nên bỏ qua điều này.
Không bỏ qua tương tác với người xem: Tương tác giữa Content Creator và người xem được xem như cầu nối tạo ra sự đồng điệu. Đó cũng chính là cơ hội để Content Creator thấu hiểu khán giả cũng như những Insight bên trong họ. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Sự đồng điệu - Cầu nối giữa Content Creator và khán giả trên trang substack của The Next Creator.
Thông qua những comment của người xem để lại trong video, mình được biết thêm những câu chuyện, những trải nghiệm. Và mình nhận ra rằng, có những vấn đề vốn tưởng rằng chỉ có bản thân gặp phải nhưng thực ra cũng có rất nhiều người đã trải qua. Mình tương tác ở comment và cả những inbox riêng khi người xem muốn chia sẻ sâu về câu chuyện của họ.
Tóm lại, sau khi nội dung viral trên bất kỳ nền tảng nào, Content Creator nên dành thời gian đánh giá lại và rút ra những điểm cần lưu ý. Mình từng chia sẻ trong một bài viết trước đây, quá trình sáng tạo nội dung với mình chính là “Học - thử- sai - thử lại”. Vì thế đừng quên rút ra bài học ngay cả khi nội dung của bạn đã viral.
III. Một nội dung viral không phải là tất cả
Nếu bạn đọc đến đây là tự hỏi “Sao ở trên bảo nội dung viral là điều nhiều người làm sáng tạo mong muốn giờ lại nói không phải tất cả?”, thì mình muốn nhấn mạnh rằng MỘT nội dung viral thực sự không phải là đích đến cuối cùng. Khi mới bắt đầu xây kênh, mình cũng đặt mục tiêu sẽ có nội dung viral. Tuy nhiên, kênh của bạn sẽ không thể phát triển tiếp chỉ với một video viral. Thậm chí, nếu nhiều ngày sau đó, bạn không đăng tải nội dung mới, số lượng người xem video viral vẫn tăng, nhưng số follower của kênh giảm là chuyện rất bình thường. Chính vì thế, ngay cả khi có nội dung viral, Content Creator vẫn cần phải:
Duy trì tần suất đăng bài:
Tần suất đăng bài là yếu tố rất quan trọng đối với kênh trên bất kỳ nền tảng nào. Hãy thử tưởng tượng bạn là một người xem, bạn thấy một nội dung được đề xuất khá hay ho, bấm vào kênh, bài đăng gần nhất từ một tháng trước, hoặc thậm chí là năm trước. Vậy thì, bạn có muốn ấn theo dõi kênh đó hay không?
Ngoài ra, việc duy trì tần suất đăng bài cũng là cách để duy trì sự hiện hiện của bạn với người xem. Đôi khi Content Creator cũng có thể tạo ra thói quen cho người dùng qua tần suất đăng bài. Ví dụ gần nhất đó là, nếu bạn đăng ký substack của The Next Creator, bạn sẽ nhận được email các bài viết mới vào thứ 2, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần.
Liên tục đánh giá lại nội dung:
Có thể bạn không biết, đôi khi các ý tưởng mới lại đến từ những nội dung cũ. Bạn có thể đọc thêm về điều này trong bài viết Evergreen Content - Content “không tuổi”?. Các nội dung đã đăng tải không chỉ là cầu nối, mở ra cơ hội tương tác với người xem cho Content Creator. Mình coi việc đánh giá các nội dung cũ như một cách xem xét lại “phép thử”, để rút ra những bài học hoặc có những thay đổi phù hợp hơn cho nội dung sẽ đăng trong tương lai.
Thử những nội dung mới/ định dạng nội dung mới
Để kênh có thể phát triển, Content Creator cần không ngừng hoàn thiện nội dung. Bạn cũng có thể thử những nội dung mới, hoặc những định dạng nội dung khác nhau. Gần đây mình đã thử đăng tải dạng reels Facebook và ảnh trên trang fanpage của The Next Creator, bạn có thể xem tại đây. Tóm lại thì, khi thử bất kỳ một thứ gì mới, bạn đều sẽ nhận được trải nghiệm và bài học chưa từng có trước đây. Vậy thì, tại sao phải ngại thử, đúng không?
Một nội dung viral không thể giúp bạn duy trì và tiếp tục phát triển kênh. Nếu như không tiếp tục hoàn thiện mà chỉ dừng ở video viral, một ngày nào kênh của bạn sẽ rơi vào quên lãng. Nội dung viral không phải là tất cả, cũng không phải mục đích cuối cùng bạn nên hướng tới. Vì thế không phải lúc nào Content Creator cũng chỉ chạy theo trend, làm những thứ có khả năng sẽ viral, mà tất cả các nội dung đều quan trọng. Điều bạn cần làm không phải một content viral, mà là content có giá trị. Khi content có giá trị với khán giả, tự nhiên nó sẽ viral.
IV. Kết luận
Bài viết này dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình, nhưng đúng với tinh thần luôn muốn tạo ra những content có ý nghĩa, mình hy vọng nó sẽ mang đến giá trị nào đó dành cho bạn. Để đến một ngày nào đó, khi bạn cầm điện thoại mở vào kênh của mình và thấy nội dung được viral, bạn biết được mình nên làm gì. Content sẽ viral vào một lúc nào đó bạn không lường trước được, có thể là lúc bạn định bỏ cuộc. Thế nên, hãy cứ thử cho đến khi bạn đạt được những kết quả xứng đáng!
Bạn đang đọc bản tin The Next Creator - một thư viện tri thức dành cho content creator, bởi content creator.
Chúng mình sẽ cùng bạn đi xa hơn trên hành trình này, giúp bạn phát triển được tầm ảnh hưởng, có được sự tự do và sống tốt với đam mê làm sáng tạo.
Bạn đã sẵn sàng đồng hành cùng The Next Creator chưa?
Nếu bạn muốn truy cập vào những nội dung độc quyền của The Next Creator, bạn có thể trở thành Premium Member.
Nếu bạn muốn tìm The Next Creator ở những nền tảng khác, bạn có thể theo dõi chúng mình tại đây.
Nếu bạn muốn kết nối và học hỏi với các content creator "đồng môn", bạn có thể tham gia cộng đồng sáng tạo này.
Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm!