Hội chứng Armchair Quarterback và Impostor Syndrome - “kẻ thù” thầm lặng của người làm sáng tạo...
Bạn đã biết?
Là những người làm sáng tạo nội dung, chúng ta luôn khao khát mang đến những sản phẩm độc đáo và truyền cảm hứng cho người xem. Tuy nhiên, hành trình sáng tạo không hề dễ dàng, bên cạnh những thử thách về ý tưởng, kỹ năng, chúng ta còn phải đối mặt với hai "kẻ thù" thầm lặng: "Hội chứng biết tuốt" và "Hội chứng kẻ mạo danh".
Hiểu rõ bản chất và ảnh hưởng của hai hội chứng này là bước đầu tiên để bạn vượt qua chúng và trở thành người sáng tạo nội dung xuất sắc hơn.
Hai hội chứng tâm lý phổ biến
Hai hội chứng tâm lý thường gặp trong giới sáng tạo là "Armchair quarterback syndrome" và "Impostor Syndrome". Hiểu rõ bản chất và ảnh hưởng của hai hội chứng này sẽ giúp bạn có cách ứng dụng phù hợp để trở thành người sáng tạo nội dung tốt hơn.
1. Armchair quarterback syndrome
Armchair quarterback syndrome (còn gọi là Dunning-Kruger) là hội chứng khi một ai đó “thừa sự tự tin”, hay còn gọi là tự tin thái quá. Những người mắc hội chứng này thể hiện sự tự tin vượt quá khả năng, chuyên môn của họ. Kiểu như fan cuồng bóng đá, ngồi ghế khán giả nhưng luôn nói rằng chiến thuật bóng phải thế này, cầu thủ phải đá như thế kia.
Họ thường đánh giá cao vào khả năng và kiến thức của bản thân, dù thiếu kinh nghiệm hay chuyên môn thực tế. Từ đó, dẫn đến việc đưa ra những nhận định sai lầm và thiếu chính xác.
2. Impostor Syndrome
Impostor Syndrome lại là câu chuyện hoàn toàn ngược lại. Được biết đến nhiều với cái tên là hội chứng kẻ mạo danh. Người mắc hội chứng này luôn nghi ngờ khả năng của bản thân, đánh giá thấp chính mình dù đã đạt được nhiều thành tựu.
Họ sợ hãi bị phát hiện là kẻ lừa đảo và không ngừng so sánh bản thân với người khác, dẫn đến sự tự ti và giảm sút hiệu quả công việc.Hội chứng này khiến bạn giảm niềm tin vào bản thân vì lo sợ những đánh giá, nhận xét xung quanh.
Bạn sẽ luôn cảm thấy mình không đủ giỏi, không đủ sáng tạo. Gạt bỏ đi những công sức, chất xám sáng tạo của bạn trong hàng loạt thành tựu của mình.
Mọi thứ đều có cái giá của nó
Cả hai hội chứng này đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo và hiệu quả công việc của người làm sáng tạo nội dung.