Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook Page cho người mới bắt đầu (P3)
Mình cho rằng số lượt tương tác ở đây đôi khi chẳng nói lên được hiệu quả của kênh của bạn, mà cũng chẳng nói lên được điều gì cả!
Tiếp nối chuỗi loạt bài Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook với những chia sẻ cực kỳ giá trị và bổ ích đến từ các diễn giả khách mời: anh Hà Minh, chị Hương Mai, chị Ngọc Ánh.
Với phần 1 - bạn sẽ thấu hiểu hơn câu chuyện thương hiệu cá nhân trên thực tế là gì, và tại sao bạn nên lựa chọn Facebook Page là nơi để bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu này?
Với phần 2 - Những cơ hội và thách thức trên hành trình xây sức ảnh hưởng trên Facebook Page.
Vậy thì hãy cùng tiếp tục dõi theo những chia sẻ quý báu của các khách mời nhà Vũ Trụ Creator trong phần 3 ngày hôm nay với chủ đề: “Đâu là điểm khác biệt của việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook so với những nền tảng khác và những lưu ý đặc biệt”.
Câu 8: Với những kiến thức và kinh nghiệm, trải nghiệm của anh khi xây dựng đa kênh khi là một nhà sáng tạo nội dung đa nền tảng, anh nhận thấy xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook có gì khác?
Hà Minh:
Khi mọi người nghĩ đến sáng tạo nội dung, xây dựng thương hiệu cá nhân, mọi người sẽ nghĩ đến Youtube, TikTok, Instagram… chứ ít người nghĩ đến Facebook như là một nền tảng sáng tạo nội dung. Nhưng đối với mình, Facebook là một kênh rất tiềm năng.
01. Sự linh hoạt và đa dạng về format nội dung
Trái ngược với sự tập trung vào một hình thức hoặc định dạng nội dung nhất định, Facebook giống như một cửa tiệm tạp hóa, thứ gì cũng có:
- Những status ngắn
- Những bài viết dài, chuyên sâu
- Những video ngắn dạng reel
- Những video dài hơn
- Những post dạng hình ảnh
- Livestream
...
Việc đa dạng về nội dung như vậy giúp chúng ta có sự thoải mái và linh hoạt trong việc thể hiện con người mình. Nếu mạnh về viết, hãy viết. Nếu mạnh về video, hãy làm video. Dạng nội dung nào cũng có người tiêu thụ và có mức độ ưu tiên giống nhau.
Sự linh hoạt này khiến Facebook là một nơi dễ dàng nhất để bắt đầu sáng tạo và chia sẻ nội dung, nhất là với những ai đang muốn xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.
02. Sự gần gũi và quen thuộc với phần lớn người dùng
Nhìn chung, đến thời điểm này Facebook vẫn là "bá chủ" về social media. Số liệu ở nhiều nguồn đều cho thấy có đến gần 3 tỷ người dùng Facebook trên toàn thế giới.
Vậy nên, dù cho có nhiều nền tảng mới hơn và xu hướng hơn, Facebook vẫn là một sân chơi rất tiềm năng. Một nơi không nhiều người nghĩ đến khi nói về "sáng tạo nội dung", nhưng lại là nơi có cơ hội cực kì rộng mở.
03. Độ tuổi trung bình cao hơn những nền tảng khác
Khi làm nội dung trên nhiều nền tảng, thì Facebook là nơi duy nhất mà mình chưa từng phải nhận bất kì một lời bình luận tiêu cực nào.
Mình nghĩ, điều này có lẽ đến từ việc người dùng Facebook có độ tuổi trung bình cao hơn. Nhu cầu tiêu thụ nội dung của họ không tập trung quá nhiều vào tính giải trí, mà họ sẵn sàng đón nhận những nội dung dài hơn, hàm chứa nhiều thông tin và kiến thức.
Vậy nên trên Facebook, ít nhất là đối với mình, là một nơi khá lành mạnh và an toàn.
(Ở những nền tảng khác, cùng là nội dung của mình với những thông điệp như vậy, nhưng số lượng phản hồi công kích khích bác mình phải nhận nhiều hơn).
04. Có tính kết nối cộng đồng và cá nhân
Ở Facebook có tính năng cộng đồng, một điểm đặc biệt mà chưa có nền tảng nào làm được tốt hơn.
Bên cạnh đó là tính kết nối, tương tác qua lại với nhau rất cao, khiến cho việc tạo dựng sức ảnh hưởng được trở nên sâu sắc hơn. Đó sẽ là những kết nối giữa cá nhân với cá nhân, chứ không phải chỉ là người sáng tạo nội dung với người xem như những nền tảng thuần video.
Vậy nên, có lẽ không có nơi nào phù hợp để xây thương hiệu cá nhân hơn là một nền tảng có tính cá nhân cao như Facebook.
Câu 9: Ngọc Ánh nhận thấy việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook khác so với những nền tảng mạng xã hội khác ở điểm nào?
Ngọc Ánh:
Thực ra về nền tảng Facebook có khác so với các nền tảng mạng xã hội khác. Như anh Hà Minh đã chia sẻ vừa rồi, đó là tính cộng đồng ở Facebook rất cao.
Như mọi người có thể thấy, Instagram vừa ra mắt tính năng kênh thông báo, nhưng kênh thông báo ấy chỉ có người lập ra kênh mới có thể vào tương tác chính. Còn lại các thành viên họ sẽ bị hạn chế những tính năng như bình luận, nhắn tin vào. Trên TikTok cũng không phát triển được một cộng đồng riêng như group Facebook. Nên tính cộng đồng trên Facebook là một điểm mà mọi người có thể tận dụng được.
Ngoài ra, mình cũng nhận thấy một số băn khoăn của mọi người với những câu hỏi như là: “Nếu thời gian đầu mình chưa có những lượt tương tác organic thì làm sao mình có thể phân phối kênh và đem về những tương tác tự nhiên? Hay mình chỉ viết bài rồi chờ thuật toán đề xuất?”
Câu trả lời của mình là bạn có thể tận dụng tính năng cộng đồng ở Facebook. Thời gian đầu tiên khi mình viết và đăng bài lên Fanpage, lúc đó Fanpage của mình vẫn chưa có nhiều người biết đến, thì mình đã tham gia vào 1-2 hội nhóm thực sự liên quan đến ngách, đến đối tượng mục tiêu cũng như chủ đề mà mình quan tâm.
Ví dụ khi ấy mình quan tâm về chủ đề phát triển bản thân dành riêng cho đối tượng là người hướng nội, thì mình sẽ tham gia vào group chuyên về người hướng nội, mình chia sẻ những nội dung, những bài viết ở trên Fanpage của mình lên đó.
Một điểm mà bạn đọc có thể lưu ý chính là từ khóa “điểm chạm”. Bạn có thể nhận thấy rõ rệt khi trên Instagram hay TikTok, điểm chạm nó sẽ liên quan đến câu hook, hashtag, nhạc trending… thì ở trên Facebook, điểm chạm sẽ đến từ việc bạn cung cấp những nội dung giá trị đến đối tượng mục tiêu của mình. Nó không chỉ là những nội dung giải trí đơn thuần, mà là những nội dung thực sự có giá trị.
Như mình đã chia sẻ, có những nội dung mình viết 1000-2000 chữ vẫn có người đọc, họ vẫn tương tác bình thường, thậm chí là rất là nhiều bởi vì nội dung đó đúng với vấn đề họ đang gặp phải. Mình từng trải qua, mình diễn đạt lại, tất nhiên họ sẽ cảm nhận được điều ấy rất rõ. Đó là điểm chạm đầu tiên.
Điểm chạm thứ hai chính là về mặt hình ảnh. Thường thì những content viral trên Facebook sẽ có một ảnh và nội dung dạng chữ. Tuy nhiên, hình ảnh ấy phải thể hiện được rất rõ nội dung mà phần chữ hướng đến. Đây là một điểm chạm mà Facebook chú ý rất nhiều để họ có thể đề xuất nội dung của bạn đến mọi người.
Có thể ban đầu sẽ chưa có nhiều lượt tương tác, nhưng dần dần khi bạn duy trì được sự nhất quán về mặt giá trị, cũng như về mặt hình ảnh, về mặt nhận diện thì chắc chắn bạn cũng được đề xuất trên Facebook.
Một điểm khác biệt nữa, lượt tương tác trên Facebook không tỉ lệ nghịch quá nhiều như ở trên các nền tảng khác. Ví dụ như ở TikTok, bạn có một video viral nhưng lượt follow lại không tương đồng (có thể không có hoặc có rất ít). Nhưng ở trên Facebook, tỷ lệ follow và tỉ lệ tương tác thường là sẽ tỉ lệ thuận với nhau. Đó là lý do mà bạn sẽ phải duy trì đều đặn, thì sẽ đến một giai đoạn nào đấy lượt follow tăng lên, tương tác cũng sẽ tăng theo lượt follow đó.
Facebook Starter Kit - Trọn bộ giải pháp xây fanpage Facebook cho người mới bắt đầu
Câu 10: Mọi người thường mắc phải những lỗi tư duy nào khiến mọi người không thể xây dựng thương hiệu cá nhân thành công?
Mina:
Ý đầu tiên mình muốn nói liên quan đến ý mà Ngọc Ánh đã đề cập đó là mọi người bị ám ánh rất nhiều về lượt like, lượt share, lượt comment, lượt tương tác nói chung. Lấy ví dụ với Fanpage của mình, số lượt tương tác của mình rất là ít, nhưng mình vẫn có thể phát triển được công việc tốt nhờ Fanpage ít like ấy.
Mình cho rằng số lượt tương tác ở đây đôi khi chẳng nói lên được hiệu quả của kênh của bạn, mà cũng chẳng nói lên được điều gì cả. Thế nên việc chúng ta sáng tạo nội dung, chúng ta chia sẻ với độc giả thì chúng ta hãy tập trung vào cái nội dung đấy, tập trung vào việc mình cần làm.
Khi chúng ta chia sẻ nội dung, chúng ta hãy tập trung nguồn lực, chúng ta tập trung tiềm năng, chúng ta tập trung chất xám suy nghĩ để làm thế nào đưa ra được một nội dung nó hay nó nhất quán nó mang lại giá trị cho người đọc thì dần dần người đọc họ sẽ đến với mình.
Còn việc flop hay không, bạn đừng có dành quá nhiều thời gian vào việc đó. Việc của mình đó là tạo nội dung và kết nối với độc giả thì mình hãy tập trung vào cái đó. Đấy là một cái cái tư duy mà mình muốn nói với mọi người, đó là
Con số nó không phải là vấn đề. Mình nên tập trung vào những cái thứ mà mình đang làm.
Điều thứ hai cũng liên quan đến chủ đề Ngọc Ánh nói, đó là câu chuyện: “Nếu tôi là một người hướng nội, tôi là một người chưa bao giờ bước ra chia sẻ nội dung, thì tôi khó để xây dựng thương hiệu cá nhân”.
Thực ra đây cũng chính là những khó khăn mà rất nhiều những học viên hay khách hàng của mình gặp. Vì mọi người nghĩ rằng tôi là người hướng nội, tôi không đủ năng lượng, tôi cũng thậm chí là không đủ kiến thức, không đủ dũng cảm để mà có thể đứng trước công chúng…
Thế nhưng trên thực tế thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân nó không phải là suốt ngày sẽ đòi hỏi các bạn sẽ phải phơi bày cái bộ mặt của các bạn ở trên mạng xã hội.
Bạn không cần phải trưng ra tất cả mọi thứ về cá nhân của các bạn ở trên Facebook, mà nó sẽ nói rất là nhiều về cái câu chuyện bạn chia sẻ kiến thức ra sao, bạn chia sẻ nội dung ra sao, bạn chia sẻ nội dung gì và có rất là nhiều cách để mà chúng ta có thể hiện được nội dung của chúng ta ở trên một cái Fanpage.
Bạn hoàn toàn có thể viết, làm video dạng podcast, làm infographic… Nếu bạn muốn chia sẻ nội dung, và các bạn giỏi ở đâu thì các bạn hãy bắt đầu ở đấy, các bạn có cách nào để thể hiện nội dung của mình thì các bạn hãy bắt đầu từ những kỹ năng đó.
Thế nên bạn đừng quá bị áp lực với các câu chuyện đó là: “tôi là người hướng nội tôi không thể xây dựng thương hiệu cá nhân” hay là “tôi là người quá mới thì tôi không thể làm được” hay là “kiến thức của tôi biết thì nó không mang lại giá trị cho người khác”...
Các bạn hãy thử chia sẻ một vài những cái nội dung mà các bạn học được, hoặc là một vài những cái góc nhìn mà các bạn có được trong cuộc sống của các bạn hằng ngày, các bạn thử chia sẻ với những người khác xem là có ai có để ý đến cái nội dung của các bạn chia sẻ hay không, có ai đang lắng nghe tôi không, và nội dung của tôi có mang lại giá trị cho người nào đó hay không…
Đấy nó là một cái phép thử rất là dễ dàng để các bạn được thấy được rằng các bạn cũng đang có rất nhiều thứ để mà các bạn có thể cho đi và các bạn có thể hỗ trợ được người khác.
Và những cái thứ này chính là những thứ thể hiện được cái sự uy tín của các bạn, xây dựng được cái sự uy tín của các bạn, và có thể giúp các bạn kết nối với cả những người khác và đấy là cái cách mà thương hiệu cá nhân nó hình thành.
Đấy là hai tư duy mà mình nghĩ rằng là chúng ta sẽ nên phải vượt qua và nên nên thay đổi để chúng ta có một Fanpage đầu tiên, bên cạnh những cái yếu tố mà mình đã chia sẻ trước đó.
Lời cuối
Hi vọng những chia sẻ quý báu của các diễn giả khách mời trong loạt tập vừa qua có thể giúp bạn dần dần phá bỏ đi cái rào cản của mình hoặc là cái lỗi tư duy của mình, để có thể bắt đầu có thể bắt đầu xây dựng cho bản thân một thương hiệu cá nhân đặc biệt là với Facebook Page ngay từ hôm nay.
Phần quà đặc biệt
Nếu bạn còn những thắc mắc về việc xây dựng sức ảnh hưởng trên Facebook từ con số 0, đây chính là liều thuốc mà team Vũ Trụ Creator đặc biệt “ship” đến bạn.
Để bắt đầu với một Facebook Page, có thể bạn chỉ cần viết, biên tập, và đăng tải nội dung là xong. Rất đơn giản.
Nhưng để tạo dựng sự uy tín và sức ảnh hưởng thực sự, chỉ tập trung vào viết thôi là chưa đủ.
Bạn sẽ cần:
Xác định đúng tệp đối tượng mục tiêu và vấn đề bạn có thể giải quyết tốt nhất cho họ
Lập kế hoạch nội dung để duy trì sự nhất quán và tiết kiệm thời gian
Hiểu cách vận hành của nền tảng để xuất hiện đúng lúc, đúng nơi, và đúng cách.
Biết cách tự đánh giá và cải thiện liên tục chất lượng nội dung trên kênh.
Tất cả những thứ bạn cần đều được gói gọn trong Facebook Starter Kit - Trọn bộ giải pháp xây Facebook Page cho người mới bắt đầu.
Sở hữu bộ Kit này, bạn không những sẽ đi đúng hướng, mà còn đi được nhanh hơn, ít chật vật hơn.
Vì tất cả những gì bạn cần lúc này, là một người đồng hành có chuyên môn thực sự.
Đăng ký mua ngay tại: https://www.vutrucreator.com/facebook-starter-kit
Mọi thắc mắc về Facebook Starter Kit xin vui lòng liên hệ fanpage Vũ Trụ Creator để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Vũ Trụ Creator.