Làm sao để vượt qua overthinking và sự tắc nghẽn trong sáng tạo?
Có phải bạn cũng là một người overthinking và đang làm sáng tạo?
Tại sao overthinking có thể gây tắc nghẽn trong sáng tạo?
Những dấu hiệu cảnh báo nào cho thấy content creator đang bị ảnh hưởng bởi overthinking?
Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua vòng xoáy này và khai phá tiềm năng sáng tạo của mình?
…
Khi chúng ta bước vào thế giới của người sáng tạo, khó có thể tránh khỏi việc overthinking xâm chiếm tâm trí. Những suy nghĩ không cần thiết và những lo lắng vô ích đan xen, khiến chúng ta mắc kẹt và rơi vào trạng thái tắc nghẽn sáng tạo. Chúng là những trở ngại lớn đối những người làm sáng tạo nội dung.
Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những nghi vấn mà chúng ta - những người overthinking đang, hoặc sẽ trở thành content creator, có thể tìm thấy ngọn đèn hải đăng dẫn lối ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực và tìm thấy niềm vui trong sáng tạo.
I. Khái niệm
1. Overthinking là gì?
Theo trang Psychology Today, overthinking là hành động suy nghĩ về một vấn đề một cách quá mức hoặc lặp đi lặp lại, thường là tập trung vào những suy nghĩ cố định và phân tích chúng từ các góc độ khác nhau.
Nó liên quan đến một tâm trí quá hoạt động, có xu hướng tập trung vào những khả năng tiêu cực, phân tích quá mức về quá khứ hoặc lo lắng quá mức về tương lai. Overthinking có thể dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần và cảm xúc, tăng cường căng thẳng và gây khó khăn trong việc ra quyết định.
2. Sự tắc nghẽn trong sáng tạo là gì?
Sự tắc nghẽn trong sáng tạo là một trạng thái khi một người đang gặp khó khăn trong việc tạo ra ý tưởng mới, thiết kế sản phẩm hay tạo ra nội dung sáng tạo.
Nó thường xảy ra khi người sáng tạo gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cảm hứng, gặp trở ngại trong quá trình tư duy và không thể tạo ra những ý tưởng mới độc đáo và sáng tạo như mong muốn.
Sự tắc nghẽn trong sáng tạo có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm áp lực, mất tự tin, thiếu cảm hứng, hay môi trường làm việc không tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo.
Khi mắc phải sự tắc nghẽn trong sáng tạo, người sáng tạo có thể cảm thấy bế tắc, mất hứng thú và không biết làm thế nào để tiếp tục công việc sáng tạo của mình.
Đọc thêm: Sáng tạo trong áp lực - tác giả Thần Uyên.
II. Một content creator thuộc nhóm overthinking thường có những dấu hiệu nào?
Trong cuốn: “Tìm mình trong thành phố nội tâm” tác giả Hà Minh có chia sẻ:
“Chúng ta suy nghĩa quá nhiều, luyến tiếc vì những gì đã diễn ra, băn khoăn về những gì chưa xảy đến, và kết cục là tâm trí trở nên quá tải, đẩy chúng ta rơi vào trạng thái “overthinking” (suy nghĩ quá nhiều). Đó cũng chính là thủ phạm của nhiều đêm tôi mất ngủ, khi nằm trong màn đêm tĩnh lặng nhưng tâm trí thì vẫn cứ ồn ào bình luận, suy tư liên hồi không dứt.
Bạn nghe có quen không? Khi bị overthinking, chúng ta mắc kẹt trong một vòng lặp của những suy nghĩ như vậy. Chúng ta rơi vào một vị thế bị động, bị những suy nghĩ ấy cuốn đi mà không làm gì được, không thể tắt đi hay bắt nó dừng lại. Và bằng một cách thật trớ trêu, chúng ta trở thành nạn nhân của chính tâm trí mình. Nói cách khác, lúc ấy tâm trí sẽ làm chủ mình, chứ mình không thể (hoặc chưa thể) làm chủ được nó.”
Bạn thấy đấy, để vượt qua overthinking, ta cần nhận biết dấu hiệu của nó. Từ những chia sẻ của tác giả Hà Minh cũng chính là ví dụ điển hình và dễ nhận biết nhất để nói với bạn rằng: Bạn cũng chính là nạn nhân của tâm trí mình dưới cái tên “overthinking”. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu giúp bạn nhận ra liệu bạn có đang thuộc nhóm overthinking trong sáng tạo hay không:
Hoài nghi về nội dung: Họ có thể tự đặt câu hỏi về sự thú vị, giá trị và độ hấp dẫn của nội dung, dẫn đến sự không chắc chắn và việc đặt quá nhiều tiêu chuẩn hoàn hảo cho những nội dung của mình.
Sợ bị phê phán: Người overthinking thường có sự sợ hãi và lo lắng về việc bị người khác phê phán, chê bai hoặc không được đánh giá cao về nội dung mình tạo ra. Điều này có thể dẫn đến sự không tự tin trong việc chia sẻ nội dung trên social media.
Phân tích quá mức: Content creator overthinking có thể dành quá nhiều thời gian để phân tích và chỉnh sửa nội dung. Họ có thể không hài lòng với từng chi tiết nhỏ, suy nghĩ quá mức về cách cải thiện và thay đổi, dẫn đến việc kéo dài quá trình sản xuất nội dung.
Thiếu sự chắc chắn: Người overthinking thường thiếu sự chắc chắn về hướng đi và quyết định trong việc tạo ra nội dung. Họ có thể do dự, không chắc chắn về ý tưởng và cách thức thực hiện, gây ra tắc nghẽn sáng tạo.
Sự căng thẳng và mệt mỏi: Việc suy nghĩ quá mức và đặt áp lực lên bản thân để tạo ra nội dung hoàn hảo có thể gây ra sự mệt mỏi và giảm năng suất sáng tạo.
…
Ví dụ: Khi mới bắt đầu làm nội dung trên kênh Tiktok về chủ đề Daily vlog và Lifestyle mình cũng đã hoài nghi rất nhiều. Liệu khán giả có chọn xem nội dung của những video dài dưới dạng dailyvlog, thay vì chọn xem những video ngắn ngoài kia với hàng triệu video được sản xuất mỗi ngày trên nền tảng Tiktok.
Mình cũng sợ khi phải đối mặt với những bình luận mang tính tiêu cực trong những video của mình. Rồi quẩn quanh là những suy nghĩ rằng, nếu đăng tải có ai xem nội dung của mình hay không? Liệu những góc quay trong video đã đủ tạo nên sự chân thật và gần gũi nhất với người xem hay chưa?…Hàng tá những câu hỏi luôn bủa vây lấy mình.
III. Ưu-nhược điểm của overthinking trong sáng tạo
1. Sức mạnh tiềm ẩn của overthinking trong sáng tạo:
Phân tích chi tiết: Overthinking có thể giúp chúng ta tập trung vào từng khía cạnh và chi tiết nhỏ trong quá trình sáng tạo. Bằng cách nghĩ quá mức về mọi khía cạnh, chúng ta có thể tìm ra các giải pháp tốt nhất và tạo ra những ý tưởng độc đáo.
Tìm kiếm khả năng tối ưu: Bằng cách suy nghĩ nhiều, chúng ta có thể nhìn thấy những khía cạnh tiềm năng, những khả năng tối ưu hóa và cải tiến ý tưởng sáng tạo. Việc nghĩ quá có thể giúp chúng ta tìm ra cách cải thiện và đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình sáng tạo.
Chăm chỉ nghiên cứu và học hỏi: Overthinking có thể dẫn đến việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề. Sự quan tâm và tìm hiểu sâu về một lĩnh vực có thể đem lại kiến thức phong phú và sự hiểu biết sâu rộng, từ đó là nguồn cảm hứng cho quá trình sáng tạo.
2. Overthinking ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sáng tạo thế nào?
Mất thời gian và tập trung: Quá nhiều suy nghĩ và phân tích có thể làm mất đi thời gian quý báu và tăng sự mất tập trung. Sự căng thẳng và lo lắng không cần thiết từ overthinking có thể làm gián đoạn quá trình tư duy sáng tạo và gây trì trệ.
Hạn chế ý tưởng sáng tạo: Quá nhiều suy nghĩ có thể khiến chúng ta mắc kẹt trong một ý tưởng cụ thể và không thể khám phá các lựa chọn khác. Nó có thể gây ra sự hạn chế và cản trở quá trình sáng tạo.
Sợ hãi và tự nghi ngờ: Chúng ta có thể lo lắng về việc không đạt được kết quả mong muốn hoặc sợ sai lầm. Điều này có thể hạn chế khả năng sáng tạo và tự tin của chúng ta.
Overthinking có thể có ưu và nhược điểm đối với quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, quan trọng là biết cân bằng và điều chỉnh sự suy nghĩ để tận dụng ưu điểm của nó và tránh nhược điểm. Việc làm việc thông minh và duy trì sự cân nhắc hợp lý trong quá trình sáng tạo sẽ giúp chúng ta tận dụng tối đa tiềm năng sáng tạo của mình.
III. Vượt qua khỏi vòng xoáy overthinking
Overthinking có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sáng tạo của một content creator. Tuy nhiên, dưới đây là một số cách khắc phục và giúp bạn vượt qua overthinking trong quá trình sáng tạo:
Thực hiện giải pháp “dừng và chuyển”: Khi nhận ra mình đang suy nghĩ quá mức, hãy dừng lại và chuyển trọng tâm sang một hoạt động khác, hãy tìm kiếm nguồn cảm hứng bên ngoài. Đi dạo, xem phim, nghe nhạc, dọn nhà, tập thể dục hay thậm chí làm một công việc vô tư khác có thể giúp giải tỏa căng thẳng và đánh tan suy nghĩ quá mức. Thậm chí tham gia một khóa học mới có thể giúp mở rộng tầm nhìn và đánh thức sự sáng tạo trong bạn.
Đọc thêm: Không lo hạn hán ý tưởng với 7 bí quyết này của Thy Tự Học.
Thực hiện việc viết tự do: Một cách hiệu quả để xua tan tắc nghẽn sáng tạo là thực hiện việc viết tự do. Hãy đặt một thời gian ngắn, không giới hạn bản thân và viết ra tất cả những suy nghĩ, ý tưởng và cả những lo lắng trong đầu. Điều này giúp "làm trống" tâm trí và tạo không gian cho sự sáng tạo mới. Hãy cho phép mình thỏa sức sáng tạo, không bị ràng buộc bởi áp lực kết quả hoặc tiêu chuẩn quá cao.
Thử các phương pháp thúc đẩy sáng tạo và sự tập trung: Có nhiều phương pháp khác nhau để thúc đẩy sự sáng tạo, mind mapping (sơ đồ tư duy), Pomodoro (phương pháp quả cà chua) hoặc thực hiện một cuộc thảo luận với người khác. Thử áp dụng các phương pháp này để khám phá ý tưởng mới và khắc phục sự tắc nghẽn. Kết hợp các hoạt động tập trung như thiền định, thở sâu hoặc viết nhật ký để giảm căng thẳng và tập trung vào hiện tại.
Chấp nhận sự không hoàn hảo: Hiểu rằng hoàn hảo là khái niệm tương đối. Hãy chấp nhận sai lầm như một cơ hội học hỏi và cho phép bản thân bạn mạo hiểm mà không tự chỉ trích bản thân quá mức. Nắm bắt cơ hội và học từ sai sót. Đôi khi, overthinking có thể cản trở khả năng thử nghiệm và khám phá. Hãy nhớ rằng sự sáng tạo cũng đòi hỏi sự dũng cảm để thử nghiệm và học từ sai sót. Hãy chấp nhận rằng không có ý tưởng nào hoàn hảo và sẵn sàng tiến lên với quá trình sáng tạo.
IV. Kết luận
Overthinking và sự tắc nghẽn sáng tạo là những trở ngại chung mà những người sáng tạo nội dung thường gặp phải. Bằng cách nhận biết dấu hiệu và áp dụng các giải pháp trên giúp bạn vượt qua vòng xoáy overthing, chúng ta có thể tránh những suy nghĩ quá mức và tạo ra những ý tưởng mới đầy sáng tạo. Hãy cho phép bản thân được tự do và khám phá tiềm năng sáng tạo mà chúng ta đang có.
Hãy nhớ rằng hành trình để vượt qua overthinking và khai phá tiềm năng sáng tạo của bạn cần rất nhiều thời gian và thực hành. Hãy kiên nhẫn với bản thân, chúc mừng những thành tựu nhỏ và nắm bắt quá trình lặp lại.
Hy vọng bài viết này sẽ một phần nào đó giúp các bạn overthinking cảm thấy thoải mái hơn và không quá áp lực trên hành trình sáng tạo. Nếu bạn đã từng là một overthinking đang làm sáng tạo và cũng đã từng trải qua những giai đoạn tắc nghẽn trong sáng tạo thì hãy chia sẻ câu chuyện của bạn tới với các creator mới nữa nhé.
Bạn đang đọc bản tin The Next Creator - một thư viện tri thức dành cho content creator, bởi content creator.
Chúng mình sẽ cùng bạn đi xa hơn trên hành trình này, giúp bạn phát triển được tầm ảnh hưởng, có được sự tự do và sống tốt với đam mê làm sáng tạo.
Bạn đã sẵn sàng đồng hành cùng The Next Creator chưa?
Nếu bạn muốn truy cập vào những nội dung độc quyền của The Next Creator, bạn có thể trở thành Premium Member.
Nếu bạn muốn tìm The Next Creator ở những nền tảng khác, bạn có thể theo dõi chúng mình tại đây.
Nếu bạn muốn kết nối và học hỏi với các content creator "đồng môn", bạn có thể tham gia cộng đồng sáng tạo này.
Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm!
Bài viết này như dành cho em vậy. E là 1 người hay suy nghĩ nhiều, và cũng đã có nhiều khoảng thời gian overthinking trong khi sáng tạo nội dung. Điều đó ảnh hưởng k nhỏ tới chất lượng của những nội dung e tạo ra. Nhưng cũng như c có nhắc tới trong bài, overthịnking cũng có sức mạnh tiềm ẩn của nó. Và e thấy điều này ít ai nhắc tới. Họ hay nhắc về mặt tối của overthinking nhiều hơn. Cá nhân e thấy, overthinking nó như một dạng động lực "ngầm", thúc đẩy bản thân người làm sáng tạo phải bứt phá và tạo ra những dấu ấn riêng của mình. Và nó rất đúng với cá nhân em. Cảm ơn c vì bài viết rất ý nghĩa. Hy vọng sẽ được thấy nhiều bài viết hay như thế này trong tương lai ^^
Bài viết thực sự rất hay và hữu ích ạ