Từ content creator trở thành creatorpreneur, đây là mindset bạn cần trang bị
Một mindset đúng đắn sẽ đưa bạn đến độ cao bạn hằng mong muốn.
Trước khi vào nội dung chính thức, mình đưa ra một ví dụ phổ biến trước để các bạn dễ hình dung nhé!
Hôm trước, mình có dịp ngồi lại và xem một bộ phim thanh xuân vườn trường. Nhìn các bạn nhỏ mặc đồng phục, đi học, ai cũng như ai.
Lại nhìn cảnh các bạn lớn lên, đi làm, người thì lột bỏ đồng phục mặc áo vest, lại có người cởi bỏ đồng phục khoác áo xây dựng, cũng có người sau khi bỏ xuống bộ đồng phục ấy thì khoác lên mình chiếc áo blouse trở thành bác sĩ.
Mình chợt nhận ra, thì ra, thế hệ đồng phục cũng không phải chỉ toàn nhược điểm, chúng cũng có ưu điểm, chúng tạo nên trong bao nhiêu ngàn học sinh một lớp áo bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, không có sự phân biệt quá rõ ràng giữa học sinh giỏi và học sinh cá biệt.
Cho đến khi bước ra khỏi cổng trường, lớn lên và bước chân vào xã hội, mỗi một ngành nghề sẽ có một kiểu đồng phục khác nhau, họ sẽ nhìn cách bạn ăn mặc mà phần nào đánh giá bạn, là một người bảo vệ, một người làm công trường, một người giáo viên, một công dân thành đạt hay một công dân còn chật vật với cuộc sống.
Qua đó mình mới thấy, đồng phục - hai từ này dễ thương nhường nào. Và khoảng thời gian sống đời học sinh ấy quý giá biết bao.
Các phương hướng phát triển của content creator
Lại nói tới content creator, khởi điểm của chúng ta không mấy khác nhau, đều có chung một tên gọi là “nhà sáng tạo nội dung”, còn chưa phân chia các chuyên môn quá rõ ràng.
Thế nhưng càng phát triển, càng đi sâu và đi xa hơn nữa, chúng ta - những content creators phải bắt đầu lựa chọn phương hướng phát triển cho chính mình, và sự khác biệt bắt đầu từ đây.
Từ vị trí là một content creator, bạn có thể trở thành:
Creatorpreneur: Creatorpreneur là sự kết hợp giữa "creator" (người sáng tạo nội dung) và "entrepreneur" (doanh nhân), ám chỉ những người vừa tạo ra nội dung vừa kinh doanh dựa trên nội dung đó. Họ không chỉ tập trung vào việc sáng tạo mà còn tìm cách khai thác giá trị thương mại từ các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo của mình.
KOC (Key Opinion Consumer): Những người sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng vừa phải, thường là những người dùng thực tế chia sẻ trải nghiệm chân thực với sản phẩm, dịch vụ.
KOL (Key Opinion Leader): Những nhà sáng tạo có uy tín trong một lĩnh vực cụ thể, thường có lượng theo dõi lớn và có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của cộng đồng.
Celebrity (Celeb): Các nhà sáng tạo nội dung trở thành người nổi tiếng nhờ tầm ảnh hưởng rộng rãi, có thể xuất hiện trên các phương tiện truyền thông truyền thống và tham gia vào nhiều hoạt động giải trí.
Influencer: Một người sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội, hợp tác với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
Educator/Coach: Một nhà sáng tạo nội dung chuyên chia sẻ kiến thức và đào tạo người khác trong lĩnh vực của họ, phát triển thành giáo viên hoặc huấn luyện viên.
Brand Ambassador: Một content creator có ảnh hưởng hoặc có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng mục tiêu của thương hiệu, được thuê để đại diện và quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ, hoặc hình ảnh thương hiệu của họ. Từ đó giúp tạo dựng niềm tin, tăng cường nhận diện và thúc đẩy doanh số cho thương hiệu ấy.
…
Ở bài viết này, mình sẽ cùng bạn phân tích xem, từ một creator trở thành một creatorpreneur, điểm khác biệt ở đây là gì? Một mindset khác biệt nho nhỏ thôi cũng có thể giúp bạn xây lên sự nghiệp lớn, và mình muốn cùng bạn bàn luận về mindset này.
Từ content creator trở thành creatorpreneur, đây là mindset bạn cần trang bị
Nếu như trong marketing có ba level truyền thông, đó là: bán sản phẩm, bán dịch vụ và bán tư tưởng.
Và những marketer, seller tập trung vào bán sản phẩm, bán dịch vụ. Thì content creator muốn trở thành creatorpreneur, yêu cầu đối với họ cao hơn, đó chính là bán tư tưởng, ngay từ những bước đầu.
Sáng tạo nội dung không giống với các ngành khác. Nếu như các ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ khác là tạo ra sản phẩm, dịch vụ sau đó truyền thông và bán. Thì trong sáng tạo nội dung, bạn cần tạo ra các luồng tư tưởng, quan điểm sau đó bán chúng đầu tiên, với cái giá là 0 đồng.
Sau đó, khi đã có một lượng “người mua” (ở đây là độc giả, khán giả của bạn) trung thành, bạn bắt đầu dựa trên các nhu cầu khác của nhóm độc giả, khán giả, để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ chuyên sâu hơn là một tư tưởng, và bán chúng.
Khi ấy, bạn có thể tự định giá sản phẩm, dịch vụ của mình, không có giới hạn về giá, mà dựa trên giá trị mà bạn và độc giả của bạn có thể đồng thuận.
Bán tư tưởng - Bước tiến bạn cần tạo ra nếu muốn trở thành creatorpreneur
Vậy, nếu bạn chỉ đang “khởi nghiệp” với công việc sáng tạo, là một content creator, có lẽ bạn chưa cần quan tâm đến việc bán-tư-tưởng. Vì ở giai đoạn này, thứ bạn cần xây dựng đó là:
Nội dung chuyên sâu
Nội dung giá trị
Xuất hiện đều đặn
Độc giả trung thành
Kết nối với khán giả và tìm hiểu thị trường, tìm hiểu insight,...
Tuy nhiên, khi bạn đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, và muốn tạo ra thu nhập từ chính các sản phẩm, dịch vụ do bản thân mình cung cấp.
Bạn cần quan tâm đến một bước ngoặt đặc biệt quan trọng hơn nữa, đó chính là thông qua nội dung của mình, bán các tư tưởng liên quan đến sở trưởng của bản thân. Làm sao để nâng cao tầm quan trọng của sở trường của mình trong mắt khán giả, độc giả?
Cụ thể hơn, bán tư tưởng là gì?
Bán tư tưởng chính là nói cho độc giả, khán giả của bạn biết điều gì là quan trọng nhất.
Bạn phải dẫn dắt người theo dõi của mình: Khi chọn mua bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào thì khán giả, độc giả của bạn cần chú ý đến điều gì. Bạn đưa cho người theo dõi của bạn một thước đo độ tốt của sản phẩm/dịch vụ mà bạn sắp/đang tạo ra.