Start Your Podcast: Hành trình xây kênh podcast từ con số 0 (P1)
Hành trình bắt đầu một kênh Podcast của bạn bắt đầu từ đây!
Bạn đang mong muốn có cho mình một kênh podcast nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Vậy thì đây chính là những chia sẻ giá trị mà bạn đang tìm kiếm!
Các khách mời đều là những creator nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực podcast, sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi và thắc mắc bạn gặp phải.
Cùng lắng nghe các chia sẻ của các khách mời về hành trình và câu chuyện xây dựng kênh podcast từ con số 0 nhé!
Câu hỏi 1: Đâu là những khó khăn speaker gặp khi bắt đầu 1 kênh podcast từ con số 0?
Hà Minh:
Anh quyết định thử làm podcast vì thấy mọi người bắt đầu quan tâm hơn đến hình thức nội dung này vào thời điểm vài năm trước. Tập podcast đầu tiên anh làm chỉ có mình ngồi nói, không có hình ảnh như video Youtube, kết quả anh nhận được là chẳng có ai nghe cả.
Lúc ấy kênh của mình vẫn còn bé, chưa có nhiều người theo dõi. Hồi đấy anh cũng chưa biết cách để nâng cao chất lượng cho tập podcast của mình ra sao. Đến cuối năm 2021 mới bắt đầu gọi là chính thức làm thêm nhiều tập podcast khác. Đến khoảng đầu năm 2022, lúc đấy là anh đầu tư nhiều tâm huyết hơn để làm podcast.
Mình đầu tư công sức làm sao chất lượng âm thanh mang lại tốt nhất, và sản phẩm thì rất là ổn nhưng mà kết quả vẫn không có ai nghe, vẫn không có ai xem cả. Lúc đấy anh bỏ ngõ ở đấy, không làm nữa.
Bẵng đi một thời gian, mãi đến khoảng đầu năm 2023, anh quay lại làm nội dung trên YouTube, tình cờ thế nào lúc đấy thì những nội dung podcast cũ của anh làm trước đó được YouTube nó đề xuất.
Và những cái tập Podcast mà lúc trước mới chỉ loanh quanh vài trăm lượt nghe, bây giờ nó vụt lên còn những cái tập Podcast mà nó lên khoảng mấy chục ngàn lượt nghe, có một tập cao nhất thì lên đến khoảng hơn 200 ngàn lượt nghe, tự nhiên lúc đấy là một cái sự bùng nổ người người nghe mới thế là nó cũng dẫn cái đối tượng nghe đấy đến cái kênh Podcast của anh trên Spotify. Và thế là anh phát triển được tệp followers của mình khá là nhiều vào giai đoạn đấy.
Đến thời điểm này mặc dù anh không chính thức gọi là làm một cái người podcaster, nhưng mà anh vẫn hay gọi cái nội dung mà mà mà anh đang làm bây giờ là “video podcast” và mình làm solo. Ví dụ như là những video YouTube mà anh làm bây giờ trên YouTube ấy thì anh vẫn tập trung nhiều hơn và phần nội dung và phần âm thanh, còn hình ảnh nó chỉ là phụ. Anh cũng vẫn coi nó như là Podcast và vẫn đăng cả cái Video Podcast lên trang Spotify và lên trang tất cả những cái trang Podcast khác nữa.
Thành quả bây giờ kênh Podcast của anh trên Spotify có khoảng 10.000 người nghe và có khoảng 400.000 lượt nghe, và cái lượt nghe trung bình của mỗi tập Podcast mới là khoảng 5000 lượt nghe.
Mặc dù anh không hề quảng cáo ở đâu, không chia sẻ cho bất cứ ai, nhưng vì người ta biết mình qua Youtube, người ta tự tìm đến mình qua Spotify, thì đó là hành trình anh xây dựng kênh Podcast từ con số 0 cho đến thời điểm hiện tại.
Kiều Trang
Hành trình của mình đúng như tay không bắt giặc vốn dĩ mình xuất thân là dân kinh tế, và hiện tại có một công việc full time tại Nhật. Việc mà mình bắt đầu với công việc sáng tạo nội dung xuất phát từ sở thích và đam mê của mình.
Khi nhận một vai trò mới của team là phát triển một nền tảng nội dung podcast, chia sẻ về những câu chuyện, lời khuyên từ các khách mời về lĩnh vực sáng tạo nội dung và phong cách podcast mình thực hiện là dạng Interview podcast. Hành trình của mình cũng gặp rất nhiều những khó khăn ở thời điểm ban đầu, vì kinh nghiệm của mình lúc đó tròn trĩnh như một con số không vậy.
Mình phải bắt đầu tìm hiểu từ đầu, nghiên cứu những thông tin làm podcast như thế nào, chọn mic ra sao. Mình vẫn còn bị ngại việc bản thân xuất hiện trước đám đông, thế nên đó cũng là một trong những lý do mà mình chọn để sản xuất podcast.
Mỗi khi phỏng vấn khách mời vì chênh lệch múi giờ, và mình có công việc full-time ở Nhật nên việc sắp xếp được khoảng thời gian thu podcast với khách mời cũng là một trong những khó khăn khi mới bắt đầu.
Bên cạnh đó mình cũng có rất nhiều những kỷ niệm. Mình nhớ khi thu tập podcast đầu tiên với anh Hà Minh, lúc đó mình vẫn còn chưa có quá nhiều kỹ năng, nên trong quá trình chỉnh sửa mình đã xóa toàn bộ âm thanh của tập podcast đầu tiên.
Câu hỏi 2: Điều giá trị nhất của speakers học được từ việc làm podcast?
Hà Minh
Khi nhìn lại hành trình làm podcast anh thấy khó khăn đầu tiên mà anh gặp phải đó là về kỹ thuật. Tức là khi mà mình nghe các tập podcast của người ta những kênh podcast thành công trên mạng mình nghe thấy hay, nhưng mà đến lúc mình làm thì lại thấy nó không tốt.
Anh nhận ra là do mình chưa biết cách thu âm, chưa biết cách biên tập và chưa biết cách để xử lý phần âm thanh. Lúc đấy anh mới được ôn lại một bài học rất là quan trọng khi mà anh học về truyền thông làm những sản phẩm video, làm phim có một bài học đó là:
Khi mọi người xem một bộ phim thì phần âm thanh sẽ làm nên 60% trải nghiệm của bộ phim, còn về hình ảnh chỉ khoảng 40%. Cho nên một bộ phim mặc dù quay không đẹp lắm, nhưng mà âm thanh hay thì xem vẫn hay. Nhưng hình ảnh đẹp mà âm thanh nghe không tốt thì bộ phim đó sẽ dở. Lúc đấy anh đã hiểu được tầm quan trọng của âm thanh.
Nhưng ở cương vị là một người làm nội dung, một người sản xuất, thì mình chưa biết cách làm thế nào cho âm thanh của mình hay thì mình đã nhớ là mình đã phải tra Google, xem YouTube…
Mình đã làm rất là nhiều thứ lúc đấy mình mới biết được là những cái kỹ thuật biên tập như thế nào cho audio nó chất lượng và gần như là cũng có những cái kiến thức cơ bản về cái đấy Ờ và đối với mình thì mình thấy nó khá là khó bởi vì từ trước đến giờ mình luôn tư duy bằng hình ảnh. Tức là mình mình sẽ là cái người thiên về tư duy thẩm mỹ bằng hình ảnh nhiều hơn là tư bằng thính giác, thì đấy là cái đầu tiên.
Điều thứ hai đó là mình nhận ra được giọng nói của mình. Tức là từ trước đến giờ mình là cái người kiểu hướng nội mình ít nói, ít nêu ra cái tiếng nói của mình, nên là mình cũng không để ý đến nó lắm. Nhưng lúc mình bắt đầu làm nội dung kiểu ngồi nói là mình tự nhiên mình có một nỗi tự ti cực kỳ lớn là cái giọng nói của mình rằng nó không hay.
Nhưng sau khi mình làm một vài cái đầu tiên, thì mình thấy là cũng bớt được cái sự tự ti đấy hơn một chút, bởi vì là cũng có các bạn comment là giọng của anh Hà Minh nghe hay thì lúc đấy mình mới đỡ tự ti hơn, nhưng mà mình cũng nhận ra là mình chưa có những cái kỹ thuật ấy kỹ thuật để nói như thế nào cho nó hay. Ví dụ như là âm lượng này rồi tốc độ nói ngắt nghỉ như thế nào, nhấn nhá như thế nào… Đấy là những cái mà mình đã phải luyện tập rất nhiều.
Đấy là những cái mà mình vẫn đang phải cố gắng để rèn luyện và vượt qua nhưng mà bù lại thì mình thấy rằng là khi mà mình cải thiện được cái giọng nói của mình, mình nói tốt hơn, thì mình cũng truyền tải được những cái nội dung của mình một cách nó hiệu quả và nó truyền truyền cảm hơn. Và cùng là một cái nội dung đấy nhưng mà mình thổi hồn vào nó bằng cái giọng nói của mình thì tự nhiên nội dung nó hay. Mình nhận ra là giọng nói của mình nó là phương tiện giao tiếp nó cực kỳ là giá trị.
Một cái cuối cùng nữa mà mình học được đó là mình học về bản thân mình khá là nhiều thứ trong cái quá trình mình làm nội dung. Khi mà mình làm nội dung dù là Podcast hay là nội dung gì cũng thế thôi, mình sẽ là người khán giả đầu tiên của cái nội dung đấy, mình sẽ là cái người đó nhận nó đầu tiên, mình sẽ là cái người nghe nó đầu tiên.
Khi mà mình cho bản thân mình cái cơ hội để mình để mình tạo ra những cái sản phẩm từ chính chất xám của mình, thì mình thấy là mình được kể cái câu chuyện của mình ra này, mình được làm rõ những cái suy nghĩ của mình ra hơn này.
Chính nhờ cái quá trình đấy, sau nhiều cái tập Podcast thì mình cảm thấy là mình hiểu về bản thân mình hơn nhiều, và mình có cơ hội để được tìm hiểu, được nghiên cứu kiến thức ở nhiều lĩnh vực.
Qua những tập Podcast từ trước đến giờ mình đăng tải, mình lại tự nhìn thấy bản thân mình rõ hơn hình ảnh bản thân được lưu giữ trong quá khứ, cho đến thời điểm hiện tại. Đối với mình nó có những cái giá trị tinh thần rất là lớn.
Kiều Trang
Mình có ba điều giá trị nhất mà mình học được ở trên hành trình mà mình xây dựng kênh Podcast:
1. Đó chính là việc mà mình dám bắt đầu
Mình có rất nhiều những nỗi sợ, mình cũng không có cái sự tự tin về cái giọng nói của mình, và có rất nhiều những cái lý do khác mà khiến bản thân mình cứ chần chừ, cứ chờ đợi. Nhưng mà khi mà mình nhận ra rằng là khi mà mình bắt đầu hành động, thì mình mới có thể tìm được câu trả lời cho tất cả những cái sự hoài nghi về bản thân mình trước đó.
Dù nó có nằm ở cái ngoài cái vùng an toàn của mình, nhưng sau cùng khi mà mình vượt qua tất cả những cái rào cản đấy, và mình dám bắt đầu và mình bắt tay vào thực hiện những cái tập Podcast đầu tiên, cho dù những cái tập Podcast đầu tiên nó chưa hoàn hảo, nó có rất nhiều những cái thiếu sót của mình cần phải cải thiện…
Khi mà mình bắt đầu làm rồi, mình mới có thể nhìn ra được những cái vấn đề và mình cũng thấy là khi mà mình cứ chờ đợi thì những có những cái cơ hội của mình nó sẽ càng ngày nó càng ít đi. Và cho đến bây giờ khi mà mình nhìn lại thì mình thực sự cảm thấy mình biết ơn bản thân mình khi ấy đã “say yes“ với những cái cơ hội nó đến với mình.
Và khi mà mình đã nói cái lời đồng ý như vậy và bắt đầu ấy thì mình đã có thêm rất là nhiều những cái cơ hội mới.
2. Sự kết nối
Với một cái vai trò là host cho một cái kênh Podcast thì mình có cơ hội được gặp gỡ, nói chuyện với rất là nhiều những anh chị, cũng như các bạn làm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Và khi mà mình lắng nghe những cái câu chuyện rất là đặc biệt từ mỗi khách mời, họ sẽ có những cái câu chuyện khác nhau, và mình cảm thấy rất là biết ơn vì được trực tiếp lắng nghe những câu chuyện và bài học từ họ.
Bên cạnh đấy, mình cũng có thêm những networking mới trong lĩnh vực sản xuất Podcast, cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân, hoặc là làm sáng tạo nội dung… Những cái mối quan hệ đấy thì trước đây mình chưa từng có.
3. Cải thiện những kỹ năng quan trọng
Điều cuối cùng mà mình thấy giá trị đó chính là mình cải thiện được kỹ năng giao tiếp. Khi làm host thì mình sẽ phải học kỹ năng giao tiếp với khách mời, cách dẫn dắt câu chuyện như thế nào…
Tiếp theo là kỹ năng chỉnh sửa audio. Tuy những tập đầu tiên mình làm chưa được hoàn thiện, nhưng qua từng tập thì kỹ năng của mình được cải thiện hơn.
Cuối cùng là kỹ năng quản lý thời gian. Vì mình có công việc full time, để mình có thể sắp xếp được giữa công việc của mình, cũng như là sáng tạo nội dung, cũng như là sắp xếp thời gian để có thể thu Podcast, rồi chỉnh sửa và đăng tải…
Đó là ba điều mà mình cảm thấy là giá trị nhất trong suốt cái quá trình mình xây dựng kênh Podcast của mình.
Câu hỏi 3: Theo các speakers, tiềm năng của Podcast có thể có là gì?
Tiềm năng của Podcast hoặc Podcast sẽ đem đến cho content creator sự phát triển gì là một câu hỏi lớn mà có lẽ bất kỳ nhà sáng tạo nào quan tâm đến định dạng audio, Podcast cũng quan tâm và thắc mắc. Vậy cùng xem các khách mời sẽ chia sẻ như thế nào nhé!
Hà Minh:
Podcast là một hình thức nội dung đang phát triển trong vòng khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng mà thật sự rất là khó để tiên đoán được tiềm năng của nó. Tại vì sao? Bởi vì trong 3 năm vừa rồi cũng, xu hướng mọi người thích tiêu thụ những nội dung mà nó nhanh hơn nó ngắn hơn kiểu như là TikTok, Instagram Reels, Facebook Reels, YouTube short đã tạo thành hai thái cực.
Ở vị trí là người làm nội dung, thì anh rất là hay nhận được câu hỏi rằng nên bắt đầu làm nội dung dài hay là nội dung ngắn? Với những ví dụ mình vừa đưa ra, với các nội dung ngắn, thì Podcast là một trường phái gọi là trái ngược hoàn toàn, nó là nội dung dài thậm chí là rất dài dạng như kiểu là một tiếng rưỡi, hai tiếng một tập Podcast cũng có.
Thứ hai là nó không có quá nhiều những sự kích thích về mặt thị giác. Podcast lại rất là nhẹ nhàng, thường chậm hơn và nó đi sâu hơn. Nó đang tạo ra một cái sự phân hóa như vậy ở trên thị trường và những người mà thích nghe Podcast sẽ theo mình thấy là những cái nhóm đối tượng người nghe lớn tuổi hơn một chút, và họ không cần cái nhu cầu giải trí quá cao, mà cái họ cần là giá trị mà họ nhận được từ cái Podcast đấy, từ cái cuộc trò chuyện đấy, họ sẽ nhận được bài học gì, học được kiến thức gì mới…
Theo mình thấy, ở vị trí là người làm nội dung đi thì nó cho mình tạo ra được nhiều giá trị hơn cho người nghe hơn là một nội dung ngắn 30 giây đến 1 phút, nhiều khi họ xem, lướt qua và quên luôn mình là ai.
Nhưng mà khi mình làm nội dung dài dạng như Podcast, mà người ta ngồi nghe đến hết tập Podcast của mình, thì chắc chắn là người ta sẽ nhớ đến mình. Và thực tế là khi mà mình làm những dạng nội dung dài như vậy, thì mình sẽ dễ để tạo ra được một cái sự gọi là kết nối sâu hơn với người theo dõi. Nhờ có trải nghiệm tương tác với nội dung của mình ở cái thời lượng xem lâu như vậy, mà họ cũng sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn mình là ai, con người này là cái con người như thế nào, có câu chuyện, có tính cách, giá trị ra làm sao…
Và từ những cái sự hiểu biết đấy, mà họ mới hình thành được cái niềm tin vào người content creator đấy. Đối với mình thì nội dung dài Podcast đóng cái vai trò để mình nuôi dưỡng được mối quan hệ giữa content creator và followers.
Lợi thế thứ hai của Podcast, với những dạng Podcast đối thoại hai người, interview, thì nó tạo ra trải nghiệm tiêu thu nội dung thoải mái, linh hoạt, có tính thụ động hơn cho người nghe. Tức là họ không cần phải tập trung nghe quá nhiều.
Khi họ nghe một cuộc trò chuyện giữa hai người khác với nhau thì hai người đấy tự họ sẽ có những cái sự phản hồi qua lại, có sự đối thoại, chia sẻ và lắng nghe. Và cái người nghe chỉ cần như là đang nghe trộm cuộc trò chuyện ấy, và họ không cần phải tập trung quá nhiều, nhưng mà họ vẫn có thể tiếp thu được cái nội dung.
Việc người interview họ trao đổi với nhau, nó cũng sẽ giúp cho họ gọi là có một cái cuộc trò chuyện nó flow một cách rất tự nhiên, nó rất là đậm cái tính con người trong đấy. Mình nghĩ đấy là cái lý do vì sao mà những cái đp Podcast của những cái kênh thành công dài đến một tiếng rưỡi, hai tiếng, nhưng người ta vẫn ngồi nghe đến hết. Nó rất là đặc biệt của Podcast.
Kiều Trang:
Theo thống kê về thị trường Podcast trên thế giới vào năm 2023, thì Podcast sẽ đạt
100 triệu người nghe vào năm 2024, thế nên bạn có thể thấy gần đây ở cái thị trường Podcast của Việt Nam thì đây là một cái phương tiện truyền thông nó rất là được phổ biến dạo gần đây.
Nhiều người chọn để tiêu thụ và cái sự tăng trưởng đấy cũng sẽ là một trong những cái cơ hội rất là lớn để cho mọi người có thể suy nghĩ về việc là mình sẽ bắt đầu xây một kênh Podcast để phát triển.
Thứ hai mà mình thấy là Podcast khá là tiện lợi và linh hoạt. Ví dụ như bản thân mình nghe Podcast mỗi ngày, trong cái lúc mà mình di chuyển trên tàu điện, hoặc là mọi người có thể tận dụng cái khoảng thời gian ví dụ như là lái xe làm việc nhà tập thể dục chẳng hạn thì mình không cần phải tập trung quá vào những cái màn hình điện thoại mà mình chỉ cần lắng nghe những cái thông tin thôi, đây là cũng là một cái mà mình thấy rất là hay của Podcast.
Điều thứ ba, Podcast sẽ giúp mình xây dựng được thương hiệu cá nhân. Mình có thể chia sẻ được những quan điểm cá nhân, mình chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, tạo ra ấn tượng tốt đối với mọi người. Từ đấy, mình sẽ xây dựng cái danh tiếng cũng như thương hiệu cá nhân trong cái lĩnh vực mà mình làm.
Nếu bạn đọc đến đây, ắt hẳn bạn đang quan tâm đến việc bắt đầu cho mình một kênh Podcast. Vậy thì, bạn có hai lựa chọn:
Đi đường vòng: Hãy cứ bắt đầu, trên đường đi gặp khó khăn, thiếu sót nào, thì mình lại sửa chữa và lấp đầy ở đó.
Đi đường tắt: Đầu tư vào khóa học, giúp bạn rút ngắn thời gian tự mày mò hơn.
Nếu bạn lựa chọn đi đường tắt, nếu bạn cần người đồng hành, và sự hỗ trợ cụ thể, có lẽ khóa học Start Your Podcast từ Vũ Trụ Creator sẽ phù hợp với bạn!
Khóa học này là chuỗi video dành cho những người mới bắt đầu muốn xây dựng cho mình một kênh podcast. Chúng mình cung cấp một lộ trình cơ bản từ A đến Z. Hướng dẫn chi tiết từng bước giúp bạn hình dung ra được quá trình xây dựng và phát triển podcast của riêng mình một cách hiệu quả, bài bản và chuyên nghiệp.
⚡Ưu đãi sẽ được áp dụng chỉ với 749.000vnd (giảm 50%) khi đăng ký tham gia trước 23:59 ngày 15/04/2024
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc câu hỏi về khoá học xin vui lòng liên hệ fanpage Vũ Trụ Creator hoặc địa chỉ email: vutrucreator@gmail.com để được giải đáp nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Vũ Trụ Creator.