Hành trình trở thành nhà sáng tạo không-khuôn-mẫu
Bạn có hành trình của riêng mình, và bạn không cần phải cố gắng ướm-mình vào hành trình của bất kỳ ai khác.
Vũ trụ sáng tạo không ngừng nở rộ cùng sự phát triển của thời đại. Mỗi một người trong chúng ta nếu muốn, đều có cơ hội trở thành một content creator - một nghề nghiệp được các chuyên gia ưu ái gọi với cái tên “nghề của tương lai”. Và sáng tạo nội dung vẫn đang chứng tỏ sức hút mãnh liệt của chúng qua việc mỗi ngày và hàng giờ, đều có rất nhiều người nhen nhóm và khởi sự hành trình sáng tạo nội dung của chính họ. (Bạn có thể tham khảo thêm các số liệu tại bài viết của Brandsvietnam: Data Station #27 – The Creator Economy 2021: Quy mô thị trường sáng tạo nội dung đạt 104,2 tỷ USD).
Sáng tạo nội dung không khó, tuy nhiên cũng không dễ, nếu không có tầm nhìn và chiến lược, không hiểu luật chơi, bạn sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy “bị đồng hóa”. Bạn bị đồng hóa nội dung của mình với nội dung của nhà sáng tạo nào đó khác. Bạn bị đồng hóa hành trình của mình với hành trình của một nhà sáng tạo nào đó khác. Bạn đồng hóa chính mình để trở nên giống nhà sáng tạo nào đó ngoài kia.
Nhưng không, sáng tạo không có khuôn mẫu, nghệ thuật không có khuôn mẫu, và hành trình sáng tạo cũng không có khuôn mẫu chung nào để mà các nhà sáng tạo phải luôn ướm mình vào cho khớp, cho phù hợp.
Để làm rõ hơn vấn đề này, mời các bạn đọc tiếp hành trình diễn biến tâm lý và hành động của một nhà sáng tạo không-khuôn-mẫu dưới đây.
I. Diễn biến hành trình nhận thức của một nhà sáng tạo không-khuôn-mẫu
Dù ở trên mình có nói: “hành trình sáng tạo không có một khuôn mẫu chung nào để mà các nhà sáng tạo phải luôn ướm mình vào cho khớp”, như phong cách sản xuất nội dung, tiến trình sản xuất nội dung, thời gian bao lâu để trở nên có sức ảnh hưởng, làm như thế nào để có sức ảnh hưởng,…Song, nhìn chung, hành trình sáng tạo đều đi qua các giai đoạn chuyển giao tâm lý và nhận thức cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: mới bắt đầu làm sáng tạo, follow theo người khác để xây dựng nội dung và phác họa hành trình của bản thân.
Giai đoạn 2: làm sáng tạo đủ lâu để có kinh nghiệm, đủ chuyên môn, từ đó nhận ra hành trình của bản thân còn đang khuyết thiếu điều gì.
Giai đoạn 3: bổ sung điều mình còn thiếu để hành trình sáng tạo phát triển bền vững hơn, mà trong bài viết này đó là: nhận ra mình không cần học-theo ai, làm-giống ai để thành công, mà chính bạn có thể tự viết lên thành công của bạn bằng cách của riêng mình.