Đúng - Đủ - Đều / Nguyên tắc để nội dung bớt "mờ nhạt"
Bạn không thể cạnh tranh nếu làm giống hệt 99% những creator khác.
Sáng tạo nội dung chưa bao giờ dễ đến thế. Khi mà cứ khoảng 1 mét vuông phải có tới vài chục, thậm chí vài trăm content creator.
Dễ là thế, nhưng đổi lại, mức độ cạnh tranh cao hơn rất nhiều. Bạn không chỉ cần kỹ năng chuyên môn, mà còn phải cần tư duy đúng đắn.
Vậy thì, câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để nội dung của bạn có điểm nhấn và đặt biệt hơn. Hay nói cách khác, làm sao để bạn có thể nổi bật giữa hàng trăm, hàng nghìn content creator ngoài kia. Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết này?
I. Chữ Đ đầu tiên - Đúng
Đúng ở đây là đúng người, đúng thời điểm.
Đúng người, tức là bạn phải xác định được chính xác Target Audience (đối tượng mục tiêu). Bạn không thể nào sáng tạo cho tất cả mọi người được. Nếu như vậy, content bạn tạo ra rất dễ trở thành một nồi lẩu thập cẩm. Người xem khi ấy sẽ bị bội thực mà chẳng biết mình có nên xem tiếp hay không.
Và đây là 3 câu hỏi quan trọng giúp bạn xác định chính xác Target Audience:
(1) Bạn muốn trao giá trị cho những ai?
Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải rất hiểu bản thân. Hiểu bản thân để biết mình có những tài năng, thế mạnh và giá trị như thế nào? Hiểu bản thân để biết chính xác mình muốn chia sẻ điều gì nhất nếu xuất hiện trên mạng xã hội? Nếu không có một cái hiểu chính xác nhất, bạn rất dễ đi sai đường, ví dụ như:
Chạy theo những nội dung “hot” hoặc phổ biến mà nhiều người cũng làm và mặc định mình cũng sẽ thành công nếu đi theo đúng con đường những người khác chọn.
Chọn cái ngách mà mình không thực sự có đủ tự tin để chia sẻ, ngách không có tiềm năng hoặc ngách không phù hợp với định hướng hiện tại của bạn.
Ví dụ như thời điểm đầu chia sẻ nội dung, mình chọn một ngách chẳng liên quan gì tới chuyên môn của bản thân, cũng chẳng quá hứng thú để chia sẻ đủ bền bỉ. Mình chỉ lên mạng, cóp nhặt nội dung chỗ nọ chỗ kia không có kế hoạch hay chiến lược cụ thể nào.
Kết quả là, mình đã phải bỏ đi xây lại từ đầu. Việc đó sẽ rất có thể khiến bạn dễ nản và thậm chí bỏ cuộc nếu không đủ lòng tin và quyết tâm cao.
Tóm lại, ở câu hỏi này, bạn chưa cần quá áp lực phải chính xác tuyệt đối. Bạn chỉ cần làm sao cho sự lựa chọn của mình không bị chệch khỏi quỹ đạo quá nhiều là được.
Giả sử, bạn là một content creator có kỹ năng về edit short-video, bạn có thể xác định đối tượng mục tiêu ban đầu là những người muốn học về edit short-video cơ bản. Tất nhiên, đối tượng này vẫn khá rộng, nhưng ít nhất bạn cũng đã đi đúng hướng chuyên môn của mình.
(2) Ai là người sẽ nhận được giá trị nhiều nhất từ những nội dung hay chuyên môn bạn chia sẻ?
Ở câu hỏi này, bạn lại phải tỉnh táo hơn nữa. Nếu ở câu trước, bạn có thể tạm nhắm mắt cho qua những lựa chọn khá bao quát. Thì ở câu này, bạn phải cụ thể hoá đối tượng hơn.
Ví dụ, vẫn là content creator có kỹ năng về edit short-video, và muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho những người khác.
Những người khác ở đây có thể là ai?
Content creator dưới 6 tháng kinh nghiệm, đã biết edit video cơ bản nhưng còn kém về khoản thu hút người xem.
Content writer trên 1 năm kinh nghiệm nhưng chủ yếu làm nội dung dạng text, chưa có kinh nghiệm gì nhiều về edit video, kể cả cơ bản.
Solopreneur muốn thuê dịch vụ trọn gói để xây dựng kênh truyền thông chỉn chu về hình ảnh và tận dụng lại được những long-form content của họ trên Facebook, Blog, Website,…
Chọn được rồi, bạn lại tiếp tục chuyển qua câu hỏi cuối cùng.
(3) Ai là người sẵn sàng ủng hộ/có khả năng chi trả cho những dịch vụ bạn cung cấp (nếu có)?
Tất nhiên, nếu bạn sáng tạo vì đam mê thì có lẽ không cần bàn nhiều tới vấn đề này. Nhưng, nếu để duy trì được công việc này, phần lớn chúng ta cần bàn đến bài toán kinh tế ngay từ đầu. Bạn không thể cứ sáng tạo rồi uống nước qua ngày được phải không?
Một THCN bền vững bản thân nó cũng phải tự nuôi sống được cho chính nó. Nếu không, dần dà, THCN đó sẽ bị bào mòn và hao gầy đi trông thấy.
Vậy nên, hãy tỉnh táo thêm lần nữa để xác định xem đâu là đối tượng mục tiêu tiềm năng nhất (Potential Target Audience).
Vẫn là ví dụ về content creator với kỹ năng edit short-video kia.
Đối tượng ở đây nhìn chung đã được cụ thể hoá rồi. Nhưng để nội dung của bạn được hưởng ứng và tạo sức hút đủ mạnh, bạn cần thêm một bước là chọn lọc.
Chọn lọc xem đâu là đối tượng tiềm năng hơn cả trong danh sách bạn đã gạch chân ra. Đó phải là nhóm người có cùng chung giá trị cốt lõi với bạn. Hiểu đơn giản, họ phải là những người sẵn sàng lắng nghe hầu như mọi điều bạn chia sẻ, chỉ cần đó là giải pháp tối ưu cho vấn đề họ gặp phải.
Chọn lọc xem đâu là đối tượng sẽ có thể đồng hành lâu dài với bạn. Lâu dài ở đây là tính bằng năm, chứ không phải bằng tuần hay bằng tháng.
Chọn lọc xem đâu là đối tượng sẽ sẵn sàng ủng hộ nếu bạn ra mắt sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động tiếp thị nào đó.
Chân dung của đối tượng mục tiêu càng chi tiết, bạn càng dễ tiếp cận và giải quyết những vấn đề/nỗi đau cho họ hiệu quả nhất.
Còn đúng thời điểm, tức là bạn phải xác định xem nội dung nào nên được ưu tiên hiển thị trong khoảng thời gian nhất định (có thể là 1 tuần).
Có 4 loại nội dung chủ chốt trong 1 chiến lược Content bạn có thể tham khảo:
Educate (Giáo dục): Những nội dung thể hiện chuyên môn của bạn & nâng cao nhận thức của Target Audience. Ví dụ: Bài blog cung cấp kiến thức, giải quyết vấn đề, Tips & Tricks về một vấn đề cụ thể của Target audience.
Entertain (Giải trí): Những nội dung để tương tác & tạo kết nối gần gũi hơn với khán giả mục tiêu. Ví dụ: meme, mini-game, bài chia sẻ ngắn trên Facebook về daily life của bạn.
Inspiration (Truyền cảm hứng): Những nội dung để gắn kết sâu hơn với khán giả mục tiêu, khiến họ cảm thấy muốn được kết nối lâu dài với bạn. Ví dụ: quotes, storytelling content (những bài chia sẻ lồng ghép câu chuyện thực tế từ bạn),...
Promotion (Thúc đẩy chuyển đổi): Những nội dung để thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ: workshop, landing page, email marketing, bài quảng cáo trên Facebook, bài PR cho khoá học,...
II/ Chữ Đ thứ 2 - Đủ
Để đọc bản đầy đủ và chi tiết, hãy đăng ký để trở thành độc giả trả phí.