Tảng băng tương tác - nghệ thuật tìm kiếm insight để viết đúng, đủ, thuyết phục
Đừng chờ đợi sự viral nữa...
Mình chợt bắt gặp khái niệm này trong lớp trợ lý cộng đồng, khi chị Nguyễn Kim Phượng nhắc về tương tác cộng đồng.
Chị có nhấn mạnh một ý mình thấy rất đúng, không chỉ ở phạm vi cộng đồng, đại ý: đôi khi, những con số tương tác như like, share, tim,...không nói lên quá nhiều về độc giả, mà cái chúng ta cần quan tâm là chất lượng của những tương tác ấy.
Mình lấy ví dụ, khi mới viết và chia sẻ trên mạng xã hội, bạn sẽ không khỏi chán nản: vì sao mình được ít like thế, ít comment thế, hay viết mãi mà chẳng tăng followers lên đáng kể gì cả?
Nhưng nếu lật ngược vấn đề, bạn sẽ thấy dễ "thở" hơn rất nhiều.
Thay vì lúc nào cũng tập trung vào số lượng, hãy dành phần nào đó năng lượng của mình để tập trung tương tác, hỏi han hay khai thác những khía cạnh từ nhỏ nhất trong hành vi của độc giả, đặc biệt là những độc giả sẵn sàng để lại dấu vết (dù chỉ một chút) trong bất kể bài đăng nào của bạn.
Bạn sẽ thấy được những mối bận tâm từ chính độc giả của mình, từ đó tận dụng vào những nội dung tiếp theo.
Tảng băng tương tác lúc này, sẽ có 2 phần:
- Phần nổi, là những tương tác dễ nhìn thấy, khiến cho người viết cảm thấy phấn khích ngay tức thì.
- Còn phần chìm, là những tương tác cần nhiều nỗ lực hơn để tìm hiểu, để khai thác, để phân tích.
Có thể ban đầu, bạn sẽ rất nản, nhưng càng đào sâu vào phần chìm, càng khám phá ra "kho báu", ngòi bút của bạn lại càng sắc, càng nhiệt, và càng chắc chắn.
Ví dụ, có những khách hàng của mình hiện tại, hầu như chẳng để lại bất kỳ dấu vết gì trên bài đăng của mình. Nhưng khi hỏi ra, họ mới bày tỏ rằng, họ rất thích đọc những nội dung mình chia sẻ, nó chạm vào đúng những vấn đề (pain-point) họ đang phải trải qua. Nó khiến họ nhận ra những dấu ấn rất rõ rệt trong phong cách viết của mình.
Hay khi mình hỏi chị khách hàng 1:1 rằng: khi quyết định chọn em, chị có quan tâm đến lượt tương tác của em không ạ? Vì em biết, so với các anh chị, các bạn creators có tên tuổi khác, Facebook cá nhân của em tương tác chưa là gì?
Chị trả lời rất nhanh: Không em ạ. Chị hầu như chỉ quan tâm tới những gì em chia sẻ, nó rất có ích với chị, chị cảm nhận được sự đồng điệu và chân thành giữa chị và em trong đó. Vậy là chị quyết định đăng ký coaching 1:1 với em thôi.
Nghe xong câu này, mình lại càng tin vào những gì mình đang làm. Trước đây, mình còn băn khoăn và buồn bã mỗi khi bài viết flop. Còn giờ, mình dám khẳng định luôn là: Không. Mình chẳng sợ flop lắm.
Chỉ cần có ít nhất 1 độc giả thực sự nhận được giá trị từ những nội dung mình chia sẻ, flop hay không, với mình, cũng không quá quan trọng.
Như vậy, để viết có sức ảnh hưởng rõ rệt, bạn không thể cứ chạy theo những con số mãi được.
Vì càng chạy, số lại càng chạy nhanh hơn bạn. Vốn dĩ bản chất thuật toán trên mạng xã hội thay đổi chóng mặt, có khi tính bằng giây. Trò chơi đuổi bắt lúc này, có lẽ, chỉ bạn là thấm mệt nhất.
Thay vào đó, hãy tập trung vào sự kết nối mật thiết giữa bạn và độc giả.
Vậy thì, làm sao để khám phá insight từ những tương tác chất lượng?
Bước 1. Xác định chính xác nơi khán giản của bạn “sum họp”
Trước tiên, bạn nên xác định xem đối tượng mục tiêu của mình đang “quây quần” ở đâu nhiều nhất? Đó có thể là một group Facebook, Instagram Story, Youtube Community, hoặc ngay chính trang cá nhân của bạn.
Thường thì, nhà sáng tạo mới bắt đầu sẽ loay hoay không biết phải tìm idea chất lượng ở đâu? Có hai lý do chính sau:
(1) Bạn đã lựa chọn sai cộng đồng
Theo bạn, cộng đồng chất lượng là như thế nào? Có phải chỉ là một group Facebook với vài trăm nghìn members. Hay là những group với hàng loạt chuyên gia cùng nhau chia sẻ?
Tất nhiên, lựa chọn cộng đồng chất lượng để tham gia, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố chuyên môn và lượng member đông đảo.
Thế nhưng, nếu chỉ xét trên góc độ đó thì thực sự chưa đủ, thậm chí nhiều khi còn khiến bạn đi chệch khỏi đường ray.
Bởi vì, nếu “cộng đồng” bạn chọn có rất nhiều người vây quanh, nhưng lại không thường xuyên kết nối và trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, thì đó mới chỉ là 1 “group Facebook”, là một đám đông chứ không phải cộng đồng.
Thử hỏi: Làm sao có thể khai thác Insight ở một đám đông vội đến rồi vội đi?
Vậy thì, cách tốt nhất chính là: lựa chọn thật kỹ lưỡng trước khi quyết định gắn bó với một cộng đồng nào đó. Để lựa chọn được kỹ lưỡng, bạn cần một cái nhìn đa chiều hơn, sâu sắc hơn:
Cộng đồng ấy có hội tụ những đối tượng tiềm năng bạn hướng tới hay không? Đây là yếu tố đầu tiên bạn đặc biệt nên xem xét. Bởi vì, bạn sẽ coi cộng đồng ấy như một nơi để vừa học hỏi, vừa tạo dựng cơ hội cho bản thân. Cơ hội ở đây không chỉ là cơ hội về thu nhập, công việc, mà còn là cơ hội về thương hiệu cá nhân. Và hơn hết, phải có Target Audience của mình trong đó, bạn mới thu thập được những insight chất lượng.
Cộng đồng ấy có văn minh hay không? Đây cũng là yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là bắt buộc. Thường thì, ở những cộng đồng văn minh, thành viên không chỉ được thoải mái với phiên bản của chính mình, mà còn có chung phong cách thể hiện quan điểm mang tính đóng góp cao. Đó cũng là lợi thế nếu bạn muốn thu thập những insight chất lượng về sau. Bởi, những cuộc thảo luận chất lượng thường sẽ dẫn đến những “phát hiện” mang tính đột phá, nhất là trong sáng tạo nội dung.
Và cuối cùng, cộng đồng ấy có mang lại cho bạn cảm giác thuộc về hay không? Nếu như hai yếu tố trên là điều kiện cần, yếu tố cuối này sẽ là điều kiện đủ. Cảm giác thuộc về là khi các thành viên không chỉ đến, và đi, mà luôn để lại dấu chân trên mọi chặng đường phát triển của cộng đồng. Họ không ngần ngại giúp đỡ nhau như người một nhà, mà còn hỗ trợ nhiệt tình nếu như bạn có bất kỳ băn khoăn gì.
(2) Bạn tham gia vào quá nhiều cộng đồng nhưng lại không chú tâm vào bất kỳ cộng đồng nào
Nếu như ở ý trên, chúng ta xét nhiều hơn tới tiêu chí của cộng đồng chất lượng, thì ở ý này, chúng ta lại cần soi chiếu lại bản thân mình nhiều hơn.
Bạn có thực sự nghiêm túc với một cộng đồng nhất định?
Bạn có thực sự muốn có những kết nối chân thật nhất?
Bạn có thực sự muốn được học hỏi ở một cộng đồng chất lượng?
Hay:
Bạn chỉ tham gia cộng đồng ấy vì bạn thấy FOMO. Anh em bạn bè tham gia mà mình không tham gia, bạn sẽ thấy mình bị bỏ lỡ nhiều điều hay ho quá.
Bạn chỉ tham gia cộng đồng vì bạn thấy mình cần một nơi để ngó nghiêng, nghe ngóng những lúc rảnh rỗi.
Bạn tham gia rất nhiều cộng đồng nhưng còn chưa cả comment hay tương tác gì dù chỉ một lần.
Khi xác định được chính xác nơi khán giả của mình và mình thuộc về, bạn mới có thể tiến hành bước 2 hiệu quả nhất.
Bước 2: Khảo sát
Thường thì, bạn sẽ hay quan sát thấy những cách thức khảo sát phổ biến, như làm form khảo sát, poll/thảo luận trong cộng đồng,…Nhưng có một số cách rất hiệu quả, mà lại sáng tạo, và có thể làm nổi bật phong cách cá nhân của bạn. Bạn có thể tham khảo: