2 mô hình doanh thu phổ biến của các nhà sáng tạo: Bạn thuộc kiểu nào?
Cách kiếm tiền bền vững từ chính nội dung của mình.
Nếu bạn đang thực sự nghiêm túc với con đường sáng tạo nội dung và muốn trở thành một trong những nhà sáng tạo hàng đầu, thì đừng chỉ coi đây là một công việc làm nội dung đơn thuần. Bạn chính là một doanh nhân sáng tạo đó!
Đúng vậy, bạn hãy coi hoạt động sáng tạo của mình như hoạt động kinh doanh thực thụ, với mô hình doanh thu rõ ràng - đó là cách bạn kiếm tiền từ nội dung.
Trong bản tin tuần này, mình muốn chia sẻ với bạn về 2 mô hình doanh thu phổ biến của các nhà sáng tạo. Mỗi mô hình doanh thu sẽ có cách thiết kế khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn phát triển sản phẩm, dịch vụ để kiếm tiền từ nội dung của mình.
Việc xác định mô hình doanh thu rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn có định hướng và hoạch định chiến lược phù hợp để dạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Đây là điều rất quan trọng giúp bạn vững vàng trên con đường trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công.
Giờ thì, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về 2 mô hình này nhé.
Mô hình doanh thu 1: Xây dựng “trung tâm thương mại”
Có rất nhiều nhà sáng tạo nội dung muốn xây dựng một “Trung tâm thương mại” của riêng họ. Điều này xuất phát từ mong muốn thu hút được nhiều người hâm mộ nhất có thể, và tạo ra doanh thu từ nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
Lợi ích của trung tâm thương mại là: gần như thứ gì cũng sẽ có. Người mua có thể dạo quanh khu thương mại cả ngày, xem vật phẩm A, ngắm nhìn vật phẩm B, mua vật phẩm C.
Hàng hoá phong phú nên kiểu gì bạn cũng sẽ bán được thứ gì đó.
Ví như, khi có khoảng 50.000 người theo dõi, bạn sẽ nghĩ “Okay, để tôi giới thiệu cho họ sản phẩm này.” Và một lượng người nhất định sẽ mua nó.
“Được rồi, giờ tôi giới thiệu thêm cái kia nữa.” Và một lượng người khác cũng mua nó.
“Tuyệt, giờ tôi bán tiếp cái thứ ba nha.” Rồi bạn có đủ loại “tài sản” kinh doanh khác nhau được xây dựng trên kênh và nền tảng người hâm mộ của mình. Nhìn lại thì, bạn đang sống tốt đấy chứ. Có đến hàng chục, hàng trăm nguồn doanh thu khác nhau.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có bất lợi.
Dù bạn có thể kiếm được kha khá tiền, thì thu nhập của bạn vẫn bị phân tán ra nhiều nguồn quá. Không có cái nào thực sự nổi bật và trở thành dòng thu chính cả.
Mọi thứ đang bị phân tán ra quá nhiều lĩnh vực. Bạn cũng hiểu đấy, trung tâm thương mại sẽ bán vô vàn thứ. Nó giống như phiên bản nâng cấp của một cửa hàng tạp hoá vậy. Sẽ không có thứ gì thực sự nổi bật cả. Bởi vì trong trung tâm thương mại, mọi thứ đều được quảng cáo là “tuyệt vời, đáng mua” hết.
Case study: Jay Clouse và trung tâm thương mại rộng lớn của mình
Nhiều năm trước, để hoạt động với tư cách là một nhà sáng tạo chuyên nghiệp, Jay Clouse đã xây dựng một trung tâm thương mại cho mình với nhiều dự án.
Anh ấy đã xây dựng bốn khóa học, bảy hội thảo trả phí, có một bản tin trả phí nhỏ tại cùng một thời điểm và hai chương trình thành viên khác nhau.
Thời điểm đó, anh ấy có tất cả tới 24 luồng doanh thu giúp anh sống thoải mái với tư cách là một nhà sáng tạo chuyên nghiệp. Thật đáng nể.
Tuy nhiên, anh ấy bắt đầu gặp khó khăn trong việc việc định vị thương hiệu cá nhân trước mọi người. Trước đó, anh ấy từng được mọi người giới thiệu là:
“Jay is the host of Creative Elements, he is the creator of Freelancing School, the creator of the #Tweet100 challenge, he has a course Podcast Like the Pros…
“Jay là người dẫn chương trình Creative Elements, anh ấy là người tạo ra Freelancing School, người tạo ra thử thách #Tweet100, anh ấy có một khóa học Podcast Like the Pros..."
Jay nhận thấy mọi người rất khó khăn khi nghĩ đúng về thương hiệu của anh ấy. Điều đó khiến việc xây dựng tầm ảnh hưởng đằng sau bất kỳ dự án nào của anh ấy cũng trở nên khó khăn hơn.
Và thậm chí, anh ấy còn gặp khó khăn về việc xác định xem nên làm gì tiếp theo. Anh ấy luôn trăn trở với việc làm cách nào để giúp mọi người tìm thấy sản phẩm hoặc trải nghiệm phù hợp với họ mà không cần phải liên tục gửi email quảng cáo cho họ mỗi ngày?
Đó chính là lúc anh ấy suy nghĩ kỹ hơn về cách mình xây dựng doanh nghiệp sáng tạo, và điều đó dẫn Jay tới mô hình doanh thu thứ 2.