5 kỹ năng then chốt giúp mình chạm mốc thu nhập 8 chữ số khi là full-time creator
Nắm vững để bứt phá trên sự nghiệp sáng tạo nội dung
1. Content Writing
Kỹ năng đầu tiên mình muốn nhắc đến chính là kỹ năng viết content. Một bảng xếp hạng trên tạp chí Forbes cũng đã nhận định content writing là kỹ năng then chốt trong 2024, xếp thứ nhất trên tất cả các kỹ năng dành cho content creator.
Đối với ngành nghề khác mình không chắc, nhưng riêng với sáng tạo nội dung, content writing là kỹ năng nền tảng nhất để bắt đầu.
Cụ thể, content writing bao gồm tất cả các dạng nội dung nằm trong hệ sinh thái nội dung của một thương hiệu. Ví dụ như blog post (Newsletter), social posts (như Facebook post hay Instagram Carousel...),...
Tất cả những dạng content này góp phần giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ mật thiết với độc giả/khách hàng. Từ đó, họ có thể đạt được những mục tiêu truyền thông nhất định.
Ví dụ ngay như bài Newsletter này, mục đích chính là để cung cấp những kiến thức, trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế của mình tới bạn đọc, một cách có chiều sâu. Nó sẽ khác với các bài đăng ngắn và trung bình của mình trên Facebook cá nhân.
Để rèn luyện tốt và làm chủ kỹ năng này, bạn nên:
Xác định rõ loại hình content bạn muốn đầu tư thời gian để thực hành.
Việc đó sẽ phần nào giảm áp lực khi bạn phải cùng lúc thử rất nhiều loại khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ đo lường hiệu quả và sự tiến bộ của mình chính xác nhất.
Giống như nhiều bạn độc giả và mentee của mình từng hỏi rằng: “Làm sao để đánh giá mức độ hiệu quả của nội dung?” Mình trả lời rằng: “Để đánh giá và đo lường, bản thân người viết phải nắm rõ tiêu chí và đặc điểm của từng loại nội dung. Vì không phải loại content nào cũng giống nhau. Mỗi loại sẽ có cách thức kiểm định riêng”.
Ví dụ, khi viết bài post truyền thông cho một event miễn phí, chúng ta cần đánh giá dựa trên một phần kết quả cuối cùng, tức là tổng số người đăng ký tham gia. Còn khi viết bài long-form content như blog hay newsletter, chúng ta sẽ đánh giá dựa trên khả năng truyền đạt kiến thức chuyên sâu một cách mạch lạc, có điểm nhấn và không lan man.
Hiểu độc giả mục tiêu, những người đang trực tiếp tiêu thụ nội dung của bạn
Nếu như cứ cắm đầu vào viết, có lẽ bạn cũng sẽ lên tay sau một thời gian bền bỉ và cam kết. Nhưng điều ấy rất dễ khiến bạn bị loay hoay một khi được đặt vào bối cảnh truyền thông cụ thể. Vì mình cũng từng như vậy. Mình từng viết rất vô tư khi mới bắt đầu. Viết không vì gì hết, chỉ vì bản thân mình thích.
Nhưng về sau, mục tiêu sáng tạo của mình thay đổi hoàn toàn. Mình muốn kiếm được tiền từ writing. Mình muốn có kết nối sâu hơn với khán giả của mình. Mình muốn phát triển công việc này lên thành sự nghiệp lâu dài. Vậy nên, mọi bài đăng của mình từ ấy, luôn tập trung làm rõ cái Why (tại sao tôi cần viết bài này, tại sao khán giả của tôi cần đọc bài này…), trước khi nghĩ đến cái How và What (ví dụ như cách thức triển khai hay các kỹ thuật viết điêu luyện…)
2. Copywriting
Rất nhiều người mới bắt đầu nhầm lẫn giữa content writing và copywriting. Về bản chất, hai kỹ năng này rất khác nhau. Người viết content hay chưa chắc đã viết copy giỏi và ngược lại.
Thực tế, phải cho tới đầu năm nay, khi ra mắt khoá học online đầu tiên, mình mới nghiêm túc bắt tay vào thực hành kỹ năng này. Và thú thực, thời gian đầu thực sự mình rất loay hoay.
Mình không biết viết kiểu gì cho vừa súc tích, cô đọng, lại vừa thuyết phục
Mình không biết làm sao để có một câu kêu gọi hành động (CTA - Call to action) thật sắc bén và phù hợp
Mình còn không biết làm sao để viết nổi một vài dòng đầu tiên trên Landing Page.
Nhưng rồi, nhờ vào những sai lầm ban đầu, kết hợp với việc tự học có chủ đích kỹ năng này, mình đã chính thức cán mốc doanh thu ~$2000 cho lần ra mắt đầu tiên ấy. Và tiếp tục upsale cho chính học viên lớp online đó với gói One-year mentorship 1:1 trị giá 50.000.000 (>$2000).
Nếu như content writing nhằm nuôi dưỡng độc giả bằng kiến thức, trải nghiệm và kinh nghiệm của người viết, thì copy writing lại là cách mà bạn dùng để thúc đẩy chuyển đổi tích cực từ phía độc giả mục tiêu.
Bạn sẽ cần phải viết làm sao đó cho những độc giả ấy tin rằng: sản phẩm/dịch vụ này của bạn xứng đáng với sự đầu tư của họ. Từ đó, doanh thu sẽ quay trở lại phục vụ bạn phát triển business riêng của mình.
Để rèn luyện tốt và làm chủ kỹ năng này, bạn nên:
Hiểu rất rõ insight của khách hàng mục tiêu
Khác với content writing, copywriting là cuộc chiến của những sự thật và sự rõ ràng
Nếu bạn kể lể quá nhiều, khách hàng không nắm được thông điệp chính. Bạn không thể thuyết phục họ tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ
Nếu bạn đặt để cảm xúc cá nhân quá mức cần thiết, bạn khó lòng lấy được sự chú tâm từ phía độc giả mục tiêu
Nếu bạn không thể đưa ra những lập luận thuyết phục, bạn sẽ mãi không bao giờ bán được, dù chỉ cho 1 khách hàng.
Vậy nên, việc đầu tiên bạn cần làm, là hiểu khách hàng mục tiêu của mình. Hiểu ở đây, không phải là cái hiểu mơ hồ, qua loa, mà phải là cái hiểu thật sâu, thật sát, thật chính xác. Ví dụ:
Khi khách hàng nói rằng: tôi rất sợ chia sẻ trên social media
Bạn cần khai thác thêm: vậy tại sao bạn lại có nỗi sợ như vậy?
Khách hàng trả lời: tôi sợ vì tôi viết dở quá, sợ người ta phán xét
Bạn hỏi thêm: vậy bạn đã từng nghe được những lời phán xét ấy chưa?
Khách trả lời: chưa ai nói gì tôi hết, nhưng tự tôi thấy sợ, tôi luôn bị nỗi sợ bủa vây.
…
Đó, bạn có thể hình dung một cuộc hội thoại giữa bạn với khách hàng cần đào sâu liên tục, liên tục, cho đến khi nào bạn cảm thấy đủ cụ thể để tận dụng và khai thác về sau.
Mình biết với một newbie, việc này khó, thậm chí rất khó. Nhưng tin mình đi. Nếu bạn muốn thương hiệu cá nhân của mình có sức nặng và có nguồn thu dồi dào, bạn không nên xem nhẹ bước này.
Đọc thêm:
Tìm cho mình môi trường để thực hành
Mình nghĩ, không phải cứ có sản phẩm/dịch vụ mới cần học và thực hành copywriting. Ngay cả khi bạn đang làm sáng tạo nội dung bình thường, bạn cũng nên tìm hiểu và bắt tay vào thử viết copy.
Lưu ý rằng, bạn nên thực hành có chủ đích, tức là tìm cho mình một cơ hội để được trực tiếp viết copy cho một dự án/hoạt động cụ thể. Không nhất thiết bạn phải đem về tỷ lệ chuyển đổi cao ngay từ đầu. Mà bản thân quá trình bạn thực hành, cũng đã giúp bạn cải thiện liên tục các phần kiến thức liên quan đến copywriting.
Bởi, lý thuyết thì mênh mông và đa dạng lắm. Bạn sẽ không thể bơi trong bể kiến thức đó mà mãi không lên được bờ. Bạn phải chọn lọc, rồi dần dần mở rộng phạm vi kỹ năng của mình.
3. Sale
Chắc có nhiều bạn đang đọc tới đây sẽ thầm nghĩ: làm sáng tạo nội dung thì cần gì đến kỹ năng sale. Nhưng trên thực tế, sale ở đây không chỉ giới hạn ở việc bán sản phẩm/dịch vụ.
Rộng hơn, sale, còn là khi bạn biết cách “bán” mình. Cụ thể, đó là cách bạn biết khai thác và chứng minh được những giá trị của bản thân, với nhà tuyển dụng, đối tác, khách hàng, với học viên…
Với nhiều creators, khi nhắc đến bán, họ rất sợ.
Họ sợ mình bán chẳng có ai mua
Họ sợ người ta xem mình như đang cố gắng đeo bám họ một cách khó chịu và không mấy thiện cảm
Họ sợ bản thân mình chẳng thể thuyết phục được người khác
Thậm chí, họ còn sợ trước khi họ kịp bắt đầu.
Nhưng nếu bạn hiểu được sự thật đằng sau việc bán, bạn sẽ không còn quá sợ như vậy nữa. Bản chất của việc bán một thứ gì đó không hẳn là việc bạn luôn nói về sản phẩm của tôi tốt đẹp thế nào, hữu ích ra sao. Cũng không hẳn là việc bạn luôn đưa ra những mức giá ưu đãi cao ngút trời chỉ để đổi lại một cái gật đầu của khách hàng. Cũng không phải là việc bạn đeo bám khách hàng hết ngày này qua tháng nọ chỉ để năn nỉ họ: hãy mua giúp tôi đi, hay hãy thuê tôi đi.
Bản chất thực sự của sale, là khi bạn đem lại giá trị thực sự cho khách hàng. Đổi lại, bạn nhận lại phần thưởng xứng đáng.