Đừng để năm 2025 trôi qua mà không có kế hoạch sáng tạo cụ thể!
Bạn đã có mục tiêu rõ ràng cho 2025 sắp tới khi là content creator?
Bạn cảm thấy mông lung vì bản thân không có định hướng mục tiêu khi làm sáng tạo?
Bạn cứ đăng nội dung mỗi ngày mà không có mục đích lớn rõ ràng? Từ đó bạn không thể đo lường được tiến trình của mình đang đi đến đâu?
Bạn chưa biết cách đặt mục tiêu trong công việc sáng tạo của mình như thế nào?
Vậy thì bài viết này là “tín hiệu vũ trụ” dành cho bạn!
2024 đang dần đếm ngược, bạn chưa biết cách và thật sự ngồi xuống đặt mục tiêu sáng tạo rõ ràng cho năm tới? Nếu vậy, hãy để Quỳnh Thy hướng dẫn bạn!
.
Trên hành trình là một nhà sáng tạo nội dung, có bao giờ bạn tự hỏi bạn nên đặt mục tiêu như thế nào? Hay thậm chí bạn còn không có mục tiêu rõ ràng? (như thời gian qua mình đã từng).
Tháng rồi, tham gia offline “Từ sáng tạo đến tự do” của Vũ Trụ Creator ở Hà Nội về, điều đọng lại trong mình lớn nhất là mình nên trở nên thực tế hơn:
Có mục tiêu rõ ràng, tầm nhìn chiến lược, và rồi bền bỉ thực hiện từng hành động nhỏ để thực hiện hoá mục đích lớn mà mình mong muốn.
Lúc này đây là thời điểm không thể thích hợp hơn được nữa để chúng ta thực sự thực hành, bắt tay vào đặt mục tiêu cho thời gian còn lại của 2024, và tốt hơn nữa là năm mới 2025
Ở ngoài kia đã có rất nhiều hướng dẫn đặt mục tiêu để phát triển bản thân rồi. Nhưng đối với người làm sáng tạo, mình học được từ Mentor Hà Minh từng chia sẻ, và mình đề xuất chúng ta có thể bám sát 03 khía cạnh sau:
Mục tiêu về doanh thu/ thu nhập
Mục tiêu về số lượng người theo dõi
Mục tiêu về tần suất đăng bài
I. Về mục tiêu doanh thu:
Tại sao mục tiêu doanh thu lại quan trọng?
Bởi mục tiêu doanh thu giúp bạn có động lực và định hướng rõ ràng trong việc phát triển nội dung và các nguồn thu nhập. Nội dung như từng viên gạch, để xây dựng nên mục tiêu lớn nhất mà bạn mong muốn. Và suy cho cùng, chúng ta cũng cần phải kiếm được thu nhập từ công việc sáng tạo mà chúng ta làm thay vì cứ uống nước lọc, và sáng tạo không, phải không?
Thời gian qua mình đã tích luỹ, học hỏi, trải nghiệm được kha khá. Lúc này, mình sẽ phải bắt đầu nghiêm túc hơn với công việc mình đang theo đuổi. Vì nếu không, mình sẽ phải rẽ sang một hướng nào đó khác mà không phải do mình chọn, cũng chẳng phải do mình muốn…
Vậy, bạn có thể bắt đầu trả lời loạt câu hỏi phản tư sau:
Mục tiêu tài chính cụ thể của bạn là gì? (Bạn muốn đạt được doanh thu bao nhiêu trong khoảng thời gian nào?)
Ai là đối tượng khách hàng của bạn? (Khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Họ có nhu cầu và sở thích gì? Bạn muốn giúp đỡ ai, như thế nào?)
Mô hình doanh thu của bạn là gì? (Bạn sẽ kiếm tiền từ quảng cáo, tài trợ, bán sản phẩm/dịch vụ hay qua các hình thức khác?)
Lịch trình và kế hoạch triển khai như thế nào? (Bạn có kế hoạch cụ thể nào để tạo ra và quảng bá nội dung không? Từng tháng, nhiệm vụ và mục tiêu lớn nhất bạn cần làm là gì?)
Cách đo lường thành công là gì? (Bạn sẽ theo dõi và đánh giá hiệu quả doanh thu của mình như thế nào?)
II. Mục tiêu về số lượng người theo dõi
Tại sao số lượng người theo dõi lại quan trọng?
Số lượng người theo dõi thể hiện mức độ ảnh hưởng và khả năng tiếp cận của bạn. Một nhà sáng tạo có nhiều lượng người theo dõi chất lượng, càng có khả năng tạo cơ hội hợp tác và tài trợ, gia tăng chuyển đổi.
Vậy nên số lượng người theo dõi cũng có thể là một mục tiêu quan trọng để bạn cân nhắc đặt kỳ vọng.
Cách xác định mục tiêu số lượng người theo dõi:
Đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: “Tôi muốn đạt X người theo dõi trong X tháng tới tại kênh X”
Chiến lược tăng trưởng: Liên tục xem số liệu và xác định các phương pháp để thu hút người theo dõi.
Lưu ý: Để đặt ra mục tiêu số lượng người theo dõi phù hợp:
Bạn cần hiểu đúng và hiểu rõ về tệp khán giả tiềm năng của mình, không phải ai, người nào bạn cũng thu hút một cách tuỳ tiện. Như chị Ngọc Ánh đã từng viết Quy tắc 1000 True Fans của Kevin Kelly trong Private Community Vũ Trụ Creator.
Bạn cần phân tích được:
Xem xét số liệu hiện tại: Kiểm tra số lượng người theo dõi hiện tại trên các nền tảng (Facebook, Instagram, YouTube, blog, v.v.).
Phân tích tăng trưởng: Xem xét tốc độ tăng trưởng người theo dõi trong quá khứ (hàng tháng hoặc hàng năm).
Và bạn có thể ứng dụng phương pháp đặt mục tiêu SMART: Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn là: Cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), có thể đạt được (Atainable), liên quan (Relevant), và thời gian xác định (Time-bound).
III. Mục tiêu về tần suất đăng bài
Tại sao tần suất quan trọng?
Tần suất đăng bài ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tương tác với khán giả. Đăng bài thường xuyên giúp duy trì sự quan tâm và tạo thói quen cho khán giả.
Ví dụ: Ngay chính bản tin Vũ Trụ Creator bạn đang đọc đây, chúng mình đều đặn gửi thư vào mỗi thứ 4, thứ 7 hằng tuần. Đây cũng là một cách để tạo sự cam kết cho chính chúng mình, và thói quen cho các bạn độc giả trên bản tin. Các bạn đều nắm được rằng mỗi thứ 4, thứ 7 bạn đều sẽ nhận được thư từ Vũ Trụ Creator.
Nhưng đồng thời mình cần lưu ý tần suất đăng bài cũng cần phù hợp với nguồn lực và năng lực hiện có của bạn. Bạn không cần phải đặt tần suất tạo nội dung quá sức, không thực tế để tạo thêm áp lực trong công việc cho bản thân mình.
Bạn chỉ cần đảm bảo từng nội dung bạn đăng tải, là những nội dung bạn đã làm tốt nhất có thể, và liên tục cải tiến hơn đã là một thành công lớn.
Vậy, bạn có thể tiếp tục trả lời loạt câu hỏi phản tư sau:
Lịch trình cá nhân của bạn: Bạn có thể duy trì tần suất đăng bài đều đặn trong thời gian dài không? Có những khoảng thời gian nào trong tuần bạn có thể dành cho việc sáng tạo nội dung?
Các kênh phân phối của bạn: Đâu là kênh phân phối chủ lực của bạn?
Xem xét thời gian và nguồn lực: Bạn có bao nhiêu thời gian để tạo nội dung? Bạn có thể tạo ra bao nhiêu nội dung mỗi tuần mà không làm giảm chất lượng?
Thử nghiệm: Bắt đầu với một tần suất (ví dụ: 2 bài viết/tuần) và theo dõi phản hồi từ khán giả.
Đánh giá hiệu quả nội dung đã đăng: Bạn có theo dõi và đánh giá hiệu suất của các bài đăng trước đây không? Những bài viết nào nhận được nhiều tương tác nhất và tần suất đăng bài là bao nhiêu?
Điều chỉnh theo phản hồi: Bạn đã nhận được phản hồi nào từ khán giả về tần suất đăng bài chưa? Họ có muốn nhiều nội dung hơn hay ít hơn?
Lời cuối
Mình hi vọng những hướng dẫn trên đây đã giúp bạn có một định hướng cụ thể, thực tế để bắt đầu ngồi xuống lên kế hoạch cho năm 2025 sắp tới của mình.
Việc đặt mục tiêu rõ ràng không chỉ giúp bạn có định hướng trong quá trình sáng tạo mà còn cung cấp động lực để bạn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Bạn đừng quên lưu trữ những mục tiêu này ở một nơi dễ nhớ và dễ thấy, để bạn có thể thường xuyên nhắc nhớ bản thân về những gì bạn đang hướng tới.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng sự linh hoạt là rất quan trọng. Mục tiêu của bạn có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy hãy thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chúng để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ phát triển bền vững mà còn tạo ra những nội dung sáng tạo và hấp dẫn hơn. Có tấm bản đồ thời gian địa điểm rõ ràng rồi, tự tin mà bước đi thôi!
Nếu bạn đang tìm kiếm một cộng đồng để thuộc về, và muốn nhận được sự đồng hành trên hành trình sáng tạo đầy thử thách và chông gai này, để bạn không còn phải loay hoay một mình… đừng quên bạn có chúng mình - Vũ Trụ Creator Private Community! Chúng mình chờ bạn lên thuyền đó!
Vũ Trụ Creator là bản tin dành cho content creator đầu tiên tại Việt Nam. Dự án được thành lập vào 03/2023 bởi các nhà sáng tạo nội dung tại cộng đồng Vũ Trụ Creator.
Nếu bạn muốn được tham gia vào một cộng đồng học tập, rèn luyện kỹ năng sáng tạo nội dung và kết nối với rất nhiều creators chất lượng khác, bạn có thể đăng ký Private Community
Nếu bạn muốn tìm Vũ Trụ Creator ở những nền tảng khác, bạn có thể theo dõi chúng mình tại Fanpage.
Nếu bạn muốn kết nối và học hỏi với các content creator "đồng môn", bạn có thể tham gia cộng đồng sáng tạo này.
Nếu bạn có bất kỳ chia sẻ nào khác hay liên hệ hợp tác, bạn có thể gửi thư cho chúng mình tại địa chỉ vutrucreator@gmail.com
Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm!
cảm ơn Thy về bài viết này!!!