Audience Journey Map: Tại sao solo creators nên xây dựng hành trình khán giả?
Ngay cả khi chưa bắt đầu bán sản phẩm, dịch vụ?
Nếu bạn đã và đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dành cho một tệp khách hàng trên thị trường, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều lời khuyên về việc cần phải thấu hiểu nhu cầu và các vấn đề của họ.
Thế nhưng, nếu bạn đang là một solo creators với định hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai và coi đây như một nghề “tay phải”, thì lời khuyên dành cho bạn là gì?
Đó chính là, xây dựng thương hiệu cá nhân!
Có rất nhiều góc nhìn cũng như khái niệm khác nhau khi nhắc tới xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn tới việc xây dựng tệp khán giả tệp khán giả mục tiêu chất lượng qua Audience Journey Map và đi tìm câu trả lời “Tại sao solo creators cần xây dựng hành trình khán giả ngay cả khi chưa bắt đầu bán bất kỳ sản phẩm nào?”
1. Audience Journey Map là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về Audience Journey Map. Thực ra thì, khái niệm này có lẽ sẽ quen thuộc hơn dưới tên gọi là “Customer Journey Map. Bạn có thể xem một trong những mô hình Customer Journey Map qua hình ảnh dưới đây:
Trên thực tế, có rất nhiều dạng mô hình Customer Journey Map được làm từ khái quái đến chi tiết, theo từng mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng khác nhau. Bạn có thể Google Search và tìm hiểu thêm nếu đang quan tâm. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung của tất cả các mô hình này, đó là đều hướng đến mục tiêu giúp những người kinh doanh sản phẩm, dịch vụ có thể thấu hiểu khách hàng của mình.
Audience Journey Map cũng có chung mục tiêu này. Tuy nhiên thay vì bàn đến câu chuyện “khách hàng của tôi là ai?”, “làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm?”, thì bạn cần phải có cho mình một tệp khán giả chất lượng trước hết.
Nó tương tự như câu chuyện thương hiệu cá nhân mình nhắc đến ở trên. Xây dựng thương hiệu cá nhân ở một khía cạnh nào đó chính là việc bạn - một content creator sở hữu cho mình một tệp khán giả chất lượng, họ biết tới bạn, tin tưởng bạn, và bạn có ảnh hưởng đến việc ra quyết định nào đó của họ.
2. Tại sao content creator cần xây dựng Audience Journey Map?
Có một cách so sánh mình từng đọc qua, đó là Audience Journey Map được coi như chìa khoá để mở cửa trái tim khán giả. Mọi khán giả, độc giả đều sẽ bắt đầu từ giai đoạn “Không biết bạn là ai”, nhưng sau đó bạn sẽ tiến đến gần họ như thế nào, tất cả đều dựa vào hành trình bạn xây dựng cho họ. 4 lý do dưới đây có lẽ sẽ trả lời cho bạn tại sao nên xây dựng Audience Journey Map:
Không ai trở thành khách hàng ngay từ lần đầu tiên
Bây giờ, hãy thử nhớ lại về một sản phẩm gần nhất bạn đã mua từ một ai đó từ bất cứ kênh social media nào: một khoá học nâng cao kỹ năn viết, ebook hướng dẫn xây kênh Podcast,…
Bạn đã biết đến người bán sản phẩm đó qua kênh nào?
Bạn biết đến người đó bao lâu?
Bạn nghĩ lý do lớn nhất khiến bạn quyết định mua sản phẩm là gì?
Trước đây khi mình tham gia truyền thông cho một digital product, mình đã tự hỏi bản thân “Tại sao lại mua những sản phẩm A, B, C ?”. Và đặc điểm điểm chung là, các sản phẩm mình đều mua từ những người mình đã theo dõi từ rất lâu, mình sẵn sàng ra quyết định dựa trên khoảng 50% uy tín của họ.
Rõ ràng là, không ai có thể trở thành khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ vào kênh của bạn. Tất cả đều sẽ đi qua các giai đoạn trên hành trình khán giả trước khi trở thành khách hàng.
Content Creator có thể chủ động thiết kế điểm chạm
Điểm chạm (touch-point) là điểm xảy ra quá trình tương tác giữa khán giả và content creator. Một trong những lời khuyên khi sáng tạo nội dung mà mình nhận được đó là: Hãy xuất hiện thường xuyên và đều đặn. Khán giả không thể nhớ đến bạn nếu bạn không xuất hiện trong màn hình của họ. Vậy nên, có một hành trình khán giả, content creator sẽ biết được ở mỗi giai đoạn, với mỗi nhóm người dùng, họ sẽ tạo ra những tương tác như thế nào:
Reels Instagram, Short-form video Tiktok,…
Bài viết social post, bản tin long-form, blog…
Video Youtube, Podcast
Website
Và còn rất điểm chạm khác bạn có thể tự thiết kế cho khán giả mục tiêu của mình. Hiểu được mục đích bạn muốn tương tác với khán giả, bạn sẽ biết mình nên và không nên tạo ra điểm chạm như thế nào? Một số content creator mình theo dõi có thể tạo điểm chạm với khán giả thông qua những quà tặng Give Away, các buổi coaching miễn phí 1:1 hoặc theo nhóm,… Tóm lại là, điểm chạm trên hành trình, chính là bạn đang bước một bước đến gần hơn với khán giả.
3. Hành trình giúp bạn nhận biết khách hàng tiềm năng
Như mình đã nhắc đến ở trên, một số content creator có định hướng sẽ phát triển công việc “Sáng tạo nội dung” trở thành sự nghiệp để theo đuổi. Trong buổi offline của Vũ Trụ Creator vào tháng 1/2024, khách mời cũng có chia sẻ rằng content creator sẽ trở thành một nghề trong tương lai gần. Vậy nên, ngay cả khi bạn chỉ mới bắt đầu hoặc đang có dự định chia sẻ nội dung, hãy cân nhắc về mục tiêu này.
Trong Audience Journey Map, khán giả sẽ đều bắt đầu từ giai đoạn “Họ không biết bạn là ai?”. Nhưng đến một giai đoạn, khi bạn bắt đầu có ý tưởng giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, khách hàng đầu tiên chắc chắn sẽ nằm trong tệp khán giả chất lượng mà bạn xây dựng. Vậy nên, hành trình khán giả này sẽ giúp content creator nhận biết được:
Ai là active user trong tệp khán giả chất lượng của mình?
Ai sẽ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ?
Content Creator nên tập trung vào nhóm nào?
Có một câu nói mình nghe được đó là “Không bán một sản phẩm cho tất cả mọi người”. Sẽ luôn có nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn nên tập trung phân tích, tìm hiểu, “đào sâu” insight và tạo ra nhiều điểm chạm nhất có thể. Và đến thời điểm phù hợp, họ sẽ sẵn sàng ra quyết định mua sản phẩm.
Câu chuyện về chiến lược nội dung
Trước đây, mình từng nghĩ rằng, chỉ cần chia sẻ nội dung mỗi ngày, kênh sẽ được đề xuất. Nhưng một trải nghiệm xây kênh Fanpage Facebook gần đây đã khiến mình phải gật đầu rằng “Thực sự cần một chiến lược nội dung”. Việc xây dựng Audience Journey Map sẽ giúp các content creator trả lời câu hỏi:
Trong giai đoạn này sẽ tập trung cho nhóm khán giả nào?
Số lượng các nội dung phân bổ ra sao?
Một trong những ví dụ giúp bạn hình dung khi mình tham gia xây dựng các bài social post truyền thông cho sản phẩm Facebook Starter Kit - Bộ giải pháp xây kênh Fanpage Facebook từ con số 0.
Với mục tiêu như vậy, các bài viết sẽ hướng tới nhóm đối tượng là những người đang có nhu cầu xây kênh Facebook.
Team sẽ lần lượt phân tích các vấn đề, và sản phẩm sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Từ đó các nội dung sản xuất ra sẽ đi theo chiến lược và mục tiêu truyền thông chung.
Đọc thêm: Chiến lược Content tạo chuyển đổi
4. Audience Journey Map tham khảo
Dưới đây là một ví dụ tham khảo về Audience Journey Map do Blue Hills Digital xây dựng:
Bạn có thể thấy, ngay cả khi chưa bán sản phẩm, dịch vụ nào, Audience Journey Map cũng sẽ giúp cho các content creator có thể tiếp cận với khán giả theo từng giai đoạn cụ thể.
Từ giai đoạn họ không biết bạn là ai, đến nhận biết, có tương tác, và ấn theo dõi. Sau một thời gian, khán giả trở thành các active users và cuối cùng, họ sẵn sàng giới thiệu bạn với người khác. Hành trình khán giả cũng đi song song với quá trình content creator xây dựng tệp khán giả chất lượng hay cũng chính là làm rõ nét hơn thương hiệu cá nhân của mình.
Kết luận
Cuối cùng, cho dù bạn sáng tạo nội dung vì mục đích gì, tất cả những thứ bạn tạo ra đều cần hướng đến đối tượng cụ thể.
Vậy nên, hãy thiết kế Audience Journey Map và các điểm chạm để tương tác với khán giả. Xây dựng uy tín và sở hữu một tệp khán giả chất lượng trước khi bắt đầu bán bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào.
Bạn đang đọc bản tin The Next Creator - một thư viện tri thức dành cho content creator, bởi content creator.
Chúng mình sẽ cùng bạn đi xa hơn trên hành trình này, giúp bạn phát triển được tầm ảnh hưởng, có được sự tự do và sống tốt với đam mê làm sáng tạo.
Bạn đã sẵn sàng đồng hành cùng The Next Creator chưa?
Nếu bạn muốn tìm The Next Creator ở những nền tảng khác, bạn có thể theo dõi chúng mình tại đây.
Nếu bạn muốn kết nối và học hỏi với các content creator "đồng môn", bạn có thể tham gia cộng đồng sáng tạo này.
Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm!